Các đối tượng trong đường dây đă sử dụng nhiều thủ đoạn và phương tiện hết sức tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng, vận chuyển trót lọt nhiều chuyến tê tê - "thân dược sống" của các quư ông.
Mặt hàng tê tê được các quư ông săn lùng ráo riết bởi tin vào tác dụng "bổ thận, tráng dương" của loài động vật này.
Phóng viên đă thâm nhập đường dây buôn bán, vận chuyển tê tê từ cửa khẩu Cầu Treo (Sơn Kim, Hương Sơn, Hà Tĩnh) ra Hà Nội. Các đối tượng trong đường dây này đă sử dụng nhiều thủ đoạn và phương tiện hết sức tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng, vận chuyển trót lọt nhiều chuyến hàng qua hàng trăm cây số.
Hàng tấn tê tê được đưa từ biên giới nước Lào vào Việt Nam qua cửa khẩu Cầu Treo. Điều đặt biệt, các chủ hàng tê tê đều là phụ nữ. Những "bà trùm" này điều hành đường dây hoàn hảo mà đàn ông nơi đây không thể làm được.
|
Tê tê được chọn và kiểm đếm từ lồng
|
Những "bà trùm" phố núi
Tê tê được người dân địa phương gọi là trút. Đến khu vực giáp ranh cửa khẩu Cầu Treo hỏi về trút không ai không biết. Những chủ hàng buôn trút đều giàu có và nổi tiếng khắp vùng. Theo chân một người bạn ở thị trấn Tây Sơn (Hương Sơn), chúng tôi đă tiếp cận với các chủ hàng tê tê. Người bạn cho biết, trút thường tập trung tại nhà các chủ lớn của thị trấn rồi được bán lẻ cho nhiều đối tượng khác.
Người dẫn đường đưa chúng tôi tới nhà Thanh X. - một đầu mối buôn bán tê tê lớn nhất trong vùng. Nhà Thanh X. to, đẹp nhất, nh́ thị trấn. Căn nhà được trang trí bằng những bức tranh đá có giá trị, nhiều bộ da thú thật được sấy khô, nhồi bông (trong đó có tê tê). “Bà trùm” Thanh X. c̣n khá trẻ, xinh đẹp và khéo ăn nói, không lạnh lùng hay dữ tợn như sự tưởng tượng ban đầu của tôi.
Tê tê có tên trong Sách đỏ Quốc tế
Tê tê c̣n gọi là con trút (tên gọi dân dă ở miền Trung và miền Nam), người Ba Na ở Tây Nguyên gọi là prên pui. Vảy của nó là một vị thuốc rất quư, thường được dùng chữa sốt rét lâu năm, tắc tia sữa, rắn cắn, sưng lá lách... Tê tê là một loài động vật sống hoang dă có đặc điểm dễ nhận biết là toàn thân và đuôi (trừ bụng) phủ một lớp sừng xếp thành nhiều hàng như ngói lợp, có thể cuộn tṛn lại khi gặp nguy hiểm.
Sách đỏ Việt Nam xếp tê tê vào nhóm động vật có mức độ đe dọa bậc V (bị đe dọa tuyệt chủng). Tê tê cũng nằm trong danh mục II của CITES (việc buôn bán phải được kiểm soát để tránh khỏi t́nh trạng bị đe dọa tuyệt chủng) và có tên trong nhóm nguy cấp, có nguy cơ bị tuyệt chủng của Sách đỏ quốc tế (IUCN)…
V́ là người quen nên Thanh X. không ngần ngại hỏi thẳng: “Các chú đến gặp chị muốn mua trút à?”. “Dạ bọn em muốn mua mấy con bị thương hoặc chết về làm thịt và lấy vảy thôi chị ạ” - bạn tôi trả lời. Thanh X. cho biết hiện tại trong nhà không c̣n trút và cũng chỉ bán buôn.
Nhưng nể chỗ quen biết nên nếu có trút bị thương và chết th́ sẽ để lại cho chúng tôi. Nói chuyện phiếm với "bà trùm" này, chúng tôi được biết, tại thị trấn nhỏ này c̣n có hơn 10 nữ chủ hàng nữa cũng buôn bán tê tê.
Theo lời giới thiệu của nữ trùm Thanh X., chúng tôi t́m đến một chủ hàng nhỏ hơn, thường lấy hàng của Thanh X. đưa ra Hà Nội bán. Nhà Lan S. thuộc xă Sơn Tây, cách thị trấn chưa đầy 1km. Lan S. cho biết dạo này hàng tê tê khá đắt đỏ và hiếm hơn mấy năm trước nên không có sẵn trong nhà, mua được hàng th́ bán hết luôn. Lan S. c̣n chỉ cho chúng tôi cái b́nh rượu thuốc ngâm 20 con tê tê bao tử. Lan S. nói: “Dạo trước, tê tê nhiều, để trong chuồng mấy ngày mới đưa ra Hà Nội bán hết được. Có nhiều con chửa đến lúc đẻ, tôi bắt ngâm rượu để cho chồng uống và tiếp khách quư”.
Tiếp xúc với người dân nơi đây, chúng tôi biết một điều đặc biệt là việc buôn tê tê chỉ dành cho những người phụ nữ chứ không phải đàn ông v́ tê tê hợp “vía” với phụ nữ (?). Thực tế quả là như vậy, điểm danh tất các chủ hàng lớn, nhỏ trên địa bàn thị trấn Tây Sơn th́ đều là phụ nữ. Lần lượt qua các nhà buôn nhưng vẫn chưa thấy hoặc mua được tê tê v́ sự khan hàng dịp tết, chúng tôi quyết định lên cửa khẩu Cầu Treo để thâm nhập vào những đường dây vận chuyển, buôn bán quy mô lớn loại động vật này.
|
Một đối tượng rửa sạch tê tê trước khi bán
|
Hàng tấn tê tê qua cửa khẩu
Từ thị trấn Tây Sơn lên cửa khẩu Cầu Treo khoảng 40km đường đèo dốc khá nguy hiểm. Đặt chân đến Cầu Treo, chúng tôi ghé vào một quán nhỏ gần chợ để gặp Tú - “chân rết” của Thanh X. - chuyên đón hàng từ Lào sang Việt. Trong quán có 40 cửu vạn, bốc vác hàng lậu qua biên giới đều do Tú quản lư. Lúc chúng tôi đến, Tú đang hô hào, thúc giục đám cửu vạn ăn nhanh để chuẩn bị đón hàng về. Tú đồng ư cho chúng tôi cùng vượt biên theo đường rừng nhưng dặn chúng tôi cẩn thận đừng để bộ đội biên pḥng phát hiện, bắt giữ, làm đổ bể chuyến hàng.
Theo chân Tú và đội cửu vạn, chúng tôi đi qua những con đường ngoằn ngoèo trong rừng để vượt biên, tránh sự kiểm tra của biên pḥng. Chuyến đi không mấy khó khăn v́ chỉ băng qua một ngọn đồi là đến đất Lào.
Theo quan sát của chúng tôi từ trên cao, một ô tô đă chờ sẵn ở một khu kín gần cầu Nam Tuồng (Lào). Tú đến nói chuyện với chủ hàng ngồi trong xe rồi ra kiểm đếm hàng. Đám cửu vạn đă quá thuần thục với công việc sắp 50kg tê tê vào các bao b́, buộc gùi thật chặt để vận chuyển. Theo Tú, số lượng tê tê lần này về không nhiều, chỉ khoảng 2 tấn.
Trước đây, Tú thường phải đón 3 - 5 tấn hàng mỗi lần nên công việc nặng nề hơn nhiều. Tê tê được cho sẵn trong túi lưới, đám cửu vạn chỉ mất 5 phút để đóng gùi rồi vác lên vai đưa vào Việt Nam. Đường về Việt Nam không giống như lúc đi nên tôi thắc mắc, Tú giải thích: “Trong rừng có rất nhiều đường ṿng qua cửa khẩu, cửu vạn đi nhiều thành đường ṃn. Đường xa nhất khoảng 22km về trung tâm xă Sơn Kim 1 (Hương Sơn), đường gần nhất là đường Âm lúc đi sang Lào. Khi có hàng th́ đi đường Nhà Bằng về để đảm bảo an toàn, lại không vất vả”.
Tê tê được vận chuyển gần xuống quốc lộ 8A th́ dừng lại để chờ Tú gọi ô tô của chủ hàng đến chở về thị trấn. Một chiếc xe tải con xuất hiện, đám cửu vạn lao xuống vệ đường, cho tê tê vào xe. Chiếc xe vun vút “đổ” đèo chở 2 tấn tê tê biến mất. Trở lại quán, Tú cho biết ḿnh chỉ là người làm thuê cho một bà chủ ở thị trấn, việc vận chuyển tê tê dễ dàng như thế là do bà chủ đă làm luật, chỉ cần kín kẽ là xong (?). B́nh quân thu nhập của Tú cũng được 10 triệu/tháng. Ở đây, nhiều người cũng làm “chân rết” như Tú nhưng cho các chủ khác nhau.
Theo Ḍng Đời