Theo chân một người bạn đến chùa Quán Sứ, Hà Nội lễ đầu năm, chúng tôi sửng sốt khi thấy một bức tượng giống người thật, được đặt ở gian lễ - nơi mà nhiều người có cơ hội chiêm ngưỡng.
Bật khóc v́... pho tượng giống người thật
Dù không phải là ngày rằm hay mùng 1 nhưng chùa Quán Sứ vẫn rất đông khách đến lễ. Từ khi nhà chùa xây dựng lại khu điện thờ phía trong th́ toàn bộ tượng Phật được chuyển xuống gian thờ Phật bà Quan Âm. Bức tượng giống người thật như đúc được đặt ở gian chính giữa. Bức tượng được làm theo nguyên mẫu của Hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người từng trụ tŕ ở chùa Quán Sứ. Do được làm giống người thật nên bức tượng có chiều cao như kích thước thật của Ḥa thượng Thích Thanh Tứ khi c̣n sống.
Để t́m hiểu về quá tŕnh làm bức tượng sáp như người thật ấy, chúng tôi đă gặp Đại đức Thích Thanh Tuấn - đệ tử thân thiết của Hoà thượng Thích Thanh Tứ, hiện đang tu ở chùa Quán Sứ. Với ḷng thành kính về người thầy của ḿnh, Đại đức Tuấn đă kể cho chúng tôi nghe về quá tŕnh làm bức tượng này. Pho tượng được h́nh thành xuất phát từ ḷng yêu quư của ông và những đệ tử với cố ḥa thượng Thích Thanh Tứ. Chính Đại đức Thích Thanh Tuấn đă trực tiếp sang Thái Lan 12 lần, góp công sức làm nên pho tượng này.

|
Bức tượng Ḥa Thượng Thích Thanh Tứ khi ở Thái Lan. |
Đại đức Thích Thanh Tuấn kể: "Tôi đă phải đến mấy cơ sở làm tượng ở Thái Lan để đặt làm tượng về ngài. Sau khi đưa ảnh, cơ sở đầu tiên đắp cốt đất không đạt, tôi lại phải t́m đến một cơ sở khác. Tuy nhiên, phải đến cơ sở thứ ba họ mới thực hiện được. Pho tượng được phục dựng theo tỉ lệ 1/1, so với ḥa thượng Thích Thanh Tứ. Ban đầu, họ phải đắp cốt đất, sau đó mới phủ một lớp nhựa composite bóng lên trên rồi cuối cùng mới đắp bằng sáp hóa học và bỏ cốt đất đi".
Theo sư thầy Thích Thanh Tuấn, từ lúc h́nh thành ư tưởng, đến lúc pho tượng được hoàn thành là tṛn 1 năm. Trong một năm ấy, sư thầy phải sang Thái Lan liên tục để chỉnh sửa các chi tiết giống như người thật. Sau khi được đặt ở chùa Quán Sứ, nhiều phật tử đă... bật khóc v́ xúc động, bởi bức tượng sáp giống như người thật. Nhiều người đă ở chùa cả ngày để ngắm bức tượng với ḷng thành kính và thiên tâm nhất. Sư thầy Thích Thanh Tuấn c̣n cho chúng tôi biết, có hai pho tượng bằng sáp giống Ḥa thượng Thích Thanh Tứ được làm trong thời gian vừa qua, một pho trẻ hơn được làm do tấm ḷng hảo tâm của hai sư thầy Minh Quang, Minh Nguyệt trụ tŕ ở chùa Phật Tích (Viên Chăn, Lào), đúc để tưởng nhớ đến Ḥa thượng Thích Thanh Tứ, nhân dịp giỗ đầu của Ḥa thượng ngày 2/11/2012 âm lịch. Pho tượng ấy đă được chuyển về tháp Thọ Lâm, chùa Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên), quê hương của Ḥa thượng Thích Thanh Tứ. C̣n pho tượng đang đặt ở chùa Quán Sứ là nguyên mẫu lúc Ḥa thượng Thích Thanh Tứ lúc sắp viên tịch, nên nhiều người nh́n vào cảm thấy rất sửng sốt, v́ rất giống người thật.
Bác Trần Ḥa Thu (ở 72 Quán Sứ, Hà Nội) chia sẻ: "Từ lúc xe ô tô chở tượng sáp Ḥa thượng Thích Thanh Tứ về đến cửa chùa, nhân dân phố Quán Sứ thấy đă "sởn gai ốc" v́ giống người thật quá. Nhiều người cứ nh́n bức tượng là lau nước mắt và cúi lạy đi theo vào chùa. Nếu không được giới thiệu đây là tượng sáp, nhiều người sẽ tưởng Ḥa thượng đang ngồi tụng kinh, niệm phật trong tư thế tự tại nhất...".

|
Sư thầy Thích Thanh Tuấn. |
Đ̣i kiểm tra hộ chiếu... bức tượng
Để đưa được bức tượng từ Thái Lan về Việt Nam, đoàn rước tượng đă phải di chuyển bằng ô tô qua Lào và chuyển về theo cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) với thời gian 2 ngày. Có một điều thú vị là khi qua cửa khẩu ở Lào, nhân viên hải quan nh́n thấy một vị Ḥa thượng ngồi tụng kinh trên xe, bắt đoàn dừng xe lại với lư do: "V́ sao có 5 người mà chỉ có 4 hộ chiếu", để kiểm tra, anh ta đă lại gần và động vào áo bức tượng và nói: "Thưa sư thầy, cho con kiểm tra hộ chiếu ạ...". Đến lúc này, nhân viên hải quan mới sửng sốt khi biết được, vị Ḥa thượng ngồi trên xe chính là một bức tượng sáp. Ngay sau đó, tất cả nhân viên hải quan ở Lào cúi rạp ḿnh xuống, vái lạy bức tượng Ḥa thượng Thích Thanh Tứ...
Để làm các chi tiết của bức tượng như người thật, những người thợ nặn tượng Thái Lan đă phóng to ảnh của Ḥa thượng Thích Thanh Tứ đến từng milimet để đối chiếu chi tiết, một điều thú vị là tóc của tượng sáp, chính là tóc của Ḥa thượng Tứ khi c̣n sống. Chính tay Đại đức Thích Thanh Tuấn đă cắt tóc của Hoà thượng và cất đi làm kỷ niệm khi ngài c̣n sống. Sư Tuấn cũng không ngờ rằng, chính kỷ niệm ấy đă giúp cho bức tượng sáp có sức thuyết phục đối với các phật tử hơn. Trong quá tŕnh làm, những người thợ ở Thái Lan đă phải lấy nhíp để cắm từng sợi tóc, để bức tượng giống người thật nhất.
Trong hành tŕnh sang Thái Lan để chỉnh sửa bức tượng, sư thầy Tuấn đă phải lưu trú ở đây nhiều ngày để hướng dẫn những người thợ vị trí của từng nếp nhăn, vết đồi mồi, gân chân, gân tay... cho giống nguyên mẫu. Pho tượng Ḥa thượng Thích Thanh Tứ là pho tượng thứ hai giống như người thật được đặt tại chùa Quán Sứ. Trước đó, ở chùa này đă có pho tượng sư thầy Thích B́nh Lương - một vị sư người Việt từng tu hành trên đất Thái Lan, có nhiều đóng góp với cách mạng Việt Nam. Pho tượng nhà sư Thích B́nh Lương có kích cỡ nhỏ, chỉ cao chừng hơn 40cm. Tuy nhiên, bức tượng Ḥa thượng Thích Thanh Tứ bằng sáp này được cho là giống người thật gần 100%.
Sư thầy Thích Thanh Tuấn cho biết, để làm hai pho tượng sáp về Ḥa thượng Thích Thanh Tứ, một pho tượng được đặt ở Nho Lâm, Kim Động, Hưng Yên, một đặt ở chùa Quán Sứ, sư thầy và các đệ tử của ông đă phải chi phí 40.000 USD để làm hai pho tượng. Tuy nhiên đây cũng là dịp để sư thầy Tuấn và các đệ tử của thầy Thích Thanh Tứ tỏ ḷng thành kính đối với người đă dạy dỗ ḿnh.
Sau khi được chiêm ngưỡng pho tượng y như thật với các chi tiết mái tóc, nếp nhăn, móng chân, thần thái... của bức tượng Ḥa thượng Thích Thanh Tứ, nhiều đệ tử các của Ḥa thượng đang tu ở các chùa khắp cả nước như: Thanh Hóa, Bắc Giang, Hải Dương... cũng muốn làm tượng sáp để thờ. Họ đă thỉnh sư thầy Thích Thanh Tuấn - đệ tử thân thiết của Ḥa thượng duyệt các chi tiết để bức tượng như người thật. Đây cũng là một t́nh tiết rất độc đáo từ bức tượng sáp này.
Những ngày đầu mới đặt pho tượng ở chùa Quán Sứ, nhiều phật tử đi lễ chùa đă hỏi sư thầy Thích Thanh Tuấn: "Bạch thầy, đây là bức tượng được ướp từ người thật phải không ạ?", khi được biết đây là bức tượng sáp được hoàn thành qua nhiều công đoạn, nhiều người tỏ ra rất thán phục trước công nghệ làm tượng sáp này. Nhiều người đă phải gặp bằng được Đại đức Thích Thanh Tuấn để tṛ chuyện và hiểu hơn về quá t́nh làm ra bức tượng ấy. Theo sư thầy Tuấn, sau khi đặt tượng sáp ở chùa Quán Sứ một thời gian, bức tượng sẽ được chuyển về chùa Thái Phù (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), nơi đệ tử của Ḥa thượng Thích Thanh Tứ đang trụ tŕ.
Anh Trần Ngọc Hưng (phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết: "Bức tượng sáp Ḥa thượng Thích Thanh Tứ tại chùa Quán Sứ là một tác phẩm độc đáo, có một không hai của Phật giáo Việt Nam. Với những phật tử từng gặp gỡ, tiếp xúc với Ḥa thượng Thích Thanh Tứ, ai cũng công nhận rằng, độ giống nhau đến kỳ lạ giữa người và tượng. Việc đến chiêm bái bức tượng cũng là khoảng thời gian tĩnh tâm để nhiều người có cách sống thiện hơn...".
vnn