Mới sáng sớm nhưng tiếng căi nhau giữa hai người đàn ông đă vang vọng khắp cả khu đô thị có tiếng là cao cấp ở Hà Nội: “Mày có quyền ǵ mà cấm tao đỗ xe ở đây”/ “Anh không nh́n tấm biển kia sao, đây là đường lên xuống hầm của mọi người trong khu, không được đỗ xe”/ “Tao thấy rồi, nhưng có việc vẫn phải đỗ. Thế mày có biết tao là ai không mà dám?”/ “Tôi biết chứ, biết anh là người không biết ḿnh là ai nên mới làm bậy”.
|
Cảnh "vào luồn ra cúi" để xin ấn. |
Tưởng chuyện ǵ, chứ chuyện “mày có biết tao là ai” đă thành quá quen thuộc ở khu đô thị này. Để xe không đúng quy định, vứt rác bừa băi, thậm chí là quăng cả cơm thừa canh cặn xuống tầng một, bị nhắc nhở, lập tức có ngay điệp khúc: “Mày có biết tao là ai không?”.
Nh́n rộng ra xă hội, chuyện “mày có biết tao là ai” cũng đang rất phổ biến. Rất nhiều kẻ hành xử côn đồ, tàng trữ vũ khí, vi phạm giao thông… khi bị lực lượng chức năng cũng vỗ ngực: “Mày có biết tao là ai không?. Tao là cháu chú… đấy, liệu hồn”.
Là ai, trước pháp luật, điều đó không quan trọng, bởi “luật pháp bất vị thân”. Thế nên thần công lư mới bịt mắt, cầm gươm.
Là ai, khi đă sống trong một đất nước, một cộng đồng th́ trước hết phải là công dân. Tự do là thoải mái trong khuôn khổ luật pháp như nhà thơ, nhạc sĩ nổi tiếng của nước Nga, Bulat Shalvovits Okudzhava đă nói. Ra đường, nếu mỗi người đều chấp hành đúng luật, th́ chẳng việc ǵ phải nín thở, xiết nhẹ tay ga khi dơi theo bước chân của anh CSGT từ từ bước xuống ḷng đường, xem ai sẽ là người bị “xử”. Thế mà rất nhiều người vẫn nín thở...
Tranh ấn đền Trần đă được nói nhiều. Nhưng xem ra cái cảnh đạp lên đầu nhau tranh ấn đó vẫn c̣n dễ chịu hơn khi chứng kiến để có được chiếc ấn người ta phải vào luồn ra cúi, ḅ quanh gầm ban thờ như ở đền Bảo Lộc (Nam Định). Chuỗi vận động xin ấn trên được lư giải theo “nguyên lư” rằng: muốn làm quan phải biết vào luồn ra cúi?.
Để rồi khi đă “đạt được nguyện vọng” lại tự cho ḿnh cái quyền vỗ ngực: Mày có biết tao là ai không?.
H.Minh