"Những người phụ nữ ấy từng là những nữ thanh niên xung phong, nữ du kích bước ra từ lửa đạn chiến tranh, trở về quê hương khi đă “quá lứa lỡ th́” và hạnh phúc không mỉm cười với họ... "- Tờ New York Times viết về những "xóm không chồng" ở Việt Nam.
Những người phụ nữ này không hề chủ ư phá vỡ những nguyên tắc truyền thống vốn tồn tại lâu đời trong xă hội Việt Nam. Tuy vậy, trong hơn 30 năm qua, từ ngôi làng nhỏ ở tỉnh Nghệ An đă truyền đi một sức mạnh âm thầm mà mănh liệt làm thức tỉnh niềm hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc đời những người phụ nữ không t́m được hạnh phúc gia đ́nh.
Muốn làm mẹ, đó chính là khát khao dữ dội của một nhóm những người phụ nữ năm xưa từng tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Làm mẹ là thiên chức tự nhiên và muôn đời của phụ nữ nhưng làm thế nào đây khi họ không có chồng?
Chính hoàn cảnh ngặt nghèo đó đă giúp mở ra cánh cửa nhận thức mới cho người Việt về những bà mẹ đơn thân ngay từ thập niên 1980. Người Việt Nam kể từ đây có cách nh́n rộng lượng hơn về “
những bà mẹ không chồng”.
Những đứa trẻ hôm nay ở làng Ḷi. Câu chuyện của những người phụ nữ ở làng Ḷi, tỉnh Nghệ An bắt đầu từ cuộc chiến tranh chống Mỹ khi họ cống hiến tất cả tuổi thanh xuân cho cuộc Cách mạng đi đến thắng lợi. Khi đó, cả nước sôi sục trong không khí chiến đấu, lợi ích nước nhà được đặt lên trước hạnh phúc riêng tư.
Sau khi ḥa b́nh lập lại, những người phụ nữ từng tham gia chiến đấu, nói một cách thẳng thắn, đă trở thành những người phụ nữ quá lứa lỡ th́. Họ đă hy sinh cả tuổi thanh xuân cho cuộc Cách mạng của dân tộc và bỏ quên niềm hạnh phúc riêng tư của cuộc đời ḿnh.
Ở thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam lập gia đ́nh rất sớm. V́ vậy, những cô gái trở về từ cuộc chiến tranh khó ḷng t́m được hạnh phúc cho ḿnh. Đàn ông chết trận quá nhiều, tỉ lệ cân bằng giới khi đó quá chênh lệch. Phụ nữ nhiều hơn đàn ông, họ lúc đó lại bị coi là “quá lứa lỡ th́” nên cơ hội để lấy được chồng là rất hiếm.
|
Trong chiến tranh, làng Ḷi bị ném bom dữ dội. Nhiều thanh niên trong làng đă ra mặt trận và không bao giờ trở về.
Những người phụ nữ Việt Nam mang tư tưởng truyền thống chắc chắn sẽ chấp nhận sống cuộc đời cô đơn nếu hạnh phúc gia đ́nh không một lần mỉm cười với họ. Nhưng những người phụ nữ ở làng Ḷi – những người phụ nữ từng bước ra từ lửa đạn chiến tranh đă quyết định một lần nữa chiến đấu, chiến đấu với quan niệm truyền thống của xă hội để đem về cho ḿnh hạnh phúc được làm mẹ, dù là những người mẹ đơn thân.
Những người phụ nữ này đi “xin con”. Họ đề nghị một người đàn ông, người mà suốt cuộc đời c̣n lại họ sẽ không liên lạc, không gặp lại, cho họ một đứa con. Những người đàn ông ẩn danh đó xuất hiện trong cuộc đời những người phụ nữ kém may mắn này, giúp họ có được thiên chức làm mẹ và sau đó vĩnh viễn lùi vào bóng tối bí mật, không ai biết bố những đứa trẻ.
Ban đầu, hành động phá vỡ nguyên tắc truyền thống của những người phụ nữ này phải đối diện với rất nhiều sự bàn tán, dị nghị, phản ứng, thậm chí là ghẻ lạnh, quá tŕnh nuôi con chẳng dễ dàng ǵ.
Cô Harriet Phinney, giảng viên chuyên ngành nhân học ở trường Đại học Seattle của Mỹ, hiện đang viết một cuốn sách về đề tài “xin con” ở Việt Nam chia sẻ: “Trước chiến tranh, tôi tin rằng việc chủ động sinh con ngoài giá thú là chưa từng tồn tại ở Việt Nam. Những đứa con được sinh ra bằng sự dũng cảm và ḷng yêu thương vô bờ bến của người mẹ.
Xă hội Việt Nam thời kỳ hậu chiến đă chứng kiến nhiều sự thay đổi, đặc biệt là sự thay đổi trong hệ tư tưởng. Người Việt Nam đă có cái nh́n rộng mở và thấu đáo hơn, cảm thông cho hoàn cảnh những người phụ nữ đặc biệt. Ở Việt Nam hiện nay có hàng ngàn phụ nữ không chồng, họ quyết định tận hưởng niềm hạnh phúc của người mẹ đơn thân.”
Những người phụ nữ ở làng Ḷi từ thập niên 1980 đă đi tiên phong trong “cuộc Cách mạng” này. Họ không hề che giấu câu chuyện cuộc đời ḿnh, tuy vậy, có một giao ước ngầm được tất cả họ tôn trọng thực hiện, đó là giữ kín tên của cha những đứa trẻ. Người phụ nữ đầu tiên ở làng Ḷi đi “xin con” là bà Nguyễn Thị Nhàn, giờ đây bà đă 58 tuổi.
Bà Nguyễn Thị Nhàn và cậu cháu trai 2 tuổi.
Bà Nhàn từng là trung đội trưởng của một nhóm nữ thanh niên xung phong trong thời kỳ kháng chiến. Trước chiến tranh, bà đă có với chồng một cô con gái nhưng sau khi bà trở về từ cuộc chiến, người chồng bỏ đi. Bà Nhàn lúc đó muốn có thêm một người con nữa và bà đi “xin con”, một cậu con trai.
Những năm đầu cuộc sống của ba mẹ con rất khó khăn. Một ḿnh bà Nhàn phải nuôi hai con nhỏ, nghèo đói vô cùng. Bên cạnh đó, bà phải chịu đựng những lời x́ xào bàn tán và sự ghẻ lạnh của người làng.
Dần dần, cách sống và sự cởi mở tấm ḷng của bà đă khiến mọi người thấu hiểu và thông cảm hơn cho hoàn cảnh của bà. Những định kiến được gạt sang một bên và ngày càng có nhiều người phụ nữ bước ra từ cuộc chiến ở bên bà, ủng hộ quyết định của bà.
Bà Nhàn bế cháu đứng ngắm khu vườn nhỏ trước nhà Sau đó, trong làng có khoảng hơn một chục phụ nữ bắt đầu đi “xin con” giống bà Nhàn, họ cũng là những thanh niên xung phong, những nữ du kích. Người thứ hai trong làng “không chồng sinh con” là bà Nguyễn Thị Lựu, năm nay bà 63 tuổi.
Bà Lựu nhớ lại câu chuyện năm xưa: “Khi đó, tôi 26 tuổi, trở về nhà từ cuộc chiến tranh. 26 tuổi ngày đó bị cho là già lắm rồi và không có người đàn ông nào nḥm ngó đến tôi nữa. Không c̣n cơ hội cho ḿnh nhưng tôi vẫn muốn được làm mẹ dù chỉ một lần trong đời. Tôi muốn có đứa con chăm sóc ḿnh khi về già.
Ở Việt Nam, hồi thập niên 1980 nhà dưỡng lăo c̣n chưa phổ biến. Hơn nữa, ai cũng muốn khi về già được chính con cháu ḿnh chăm sóc. Tôi sợ phải chết trong cảnh không con không cái, chẳng nương nhờ được ai.”
Ban đầu quyết định của bà Lựu khiến cha mẹ và anh trai nổi giận. Họ sợ bị hàng xóm chê cười nhưng rất nhanh, mọi người đều thấu hiểu cho những thiệt tḥi trong cuộc đời bà và mở rộng ṿng tay cưu mang bà cùng hai đứa con gái sinh đôi.
Khi đă có con, bà cũng cần có nhà, một ngôi nhà riêng cho mấy mẹ con ở. Bố mẹ bà đă xoay xở để mua cho con gái một mảnh đất dựng nhà. Mảnh đất đó nằm ở khu đất khá rẻ. Về sau, những người phụ nữ khác có hoàn cảnh tương tự cũng t́m đến đó mua đất dựng nhà, lâu dần tạo thành làng “không chồng”.
Những người phụ nữ từng bước qua lửa đạn chiến tranh ấy luôn giữ một góc trang nghiêm trong nhà để làm bàn thờ Hồ Chủ tịch.
Bà Lựu chia sẻ: “Tôi cảm thấy được an ủi khi sống giữa những người phụ nữ giống ḿnh.”
Câu chuyện ở làng Ḷi đă trở thành động lực để những người phụ nữ không may mắn trên khắp Việt Nam có đủ dũng cảm và nghị lực làm mẹ đơn thân. Nhóm đối tượng này càng về sau càng tăng, đặc biệt là những người từng đi qua chiến tranh.
Bà Trần Thị Ngời, hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ quận Sóc Sơn, Hà Nội chia sẻ: “Rất nhiều phụ nữ đă cho đi tất cả những ǵ họ có, sức khỏe, tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân để đóng góp vào thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và chúng ta cần ghi nhận sự hy sinh đó của họ.”
Dù hoàn cảnh đặc biệt của những người phụ nữ từng đi qua chiến tranh chỉ là một nguyên nhân nhưng đó chính là một lư do quan trọng để Chính phủ khi thông qua luật Hôn nhân và Gia đ́nh năm 1986 ghi nhận sự tồn tại hợp pháp của những bà mẹ đơn thân. Nhờ đó, những đứa trẻ sinh ra nhận được giấy tờ hợp pháp. Đó chính là một chiến thắng lớn lao mà những bà mẹ đơn thân ở làng Ḷi đă đem về trong thời kỳ ḥa b́nh cho phụ nữ nói chung.
“Mỗi người phụ nữ đều có quyền làm vợ, làm mẹ, nếu họ không thể t́m được một người chồng, họ vẫn có quyền được làm mẹ của những đứa con”.
Kể từ đó đến nay, Chính phủ và các tổ chức xă hội tại Việt Nam đă không ngừng thúc đẩy phát triển quyền b́nh đẳng cho nữ giới. Ngày nay, làm mẹ đơn thân ở Việt Nam không c̣n phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử nữa. Điều này có được chính là nhờ thế hệ phụ nữ đầu tiên bước ra từ cuộc chiến tranh năm xưa.
Ngày nay, làng Ḷi chỉ c̣n lại 4 người phụ nữ trong tổng số 17 người từng lập nên “làng không chồng”. 3 người đă qua đời và 10 người theo con cái đến ở những nơi khác. Những ngôi nhà lụp xụp năm xưa cũng không c̣n nữa mà thay bằng những ngôi nhà kiên cố, vững chăi. Con họ lớn lên, lập gia đ́nh, sinh con đẻ cái và phụng dưỡng mẹ già hiếu thảo.
|
Cuộc sống ở làng Ḷi đă ngày một khấm khá hơn.
Tuy vậy, không ai trong số những người phụ nữ anh hùng này coi ḿnh là người đi tiên phong trong “cuộc cách mạng” làm thay đổi quan niệm của xă hội về những bà mẹ đơn thân.
“Tôi không biết liệu việc ḿnh làm có truyền sức mạnh cho những người phụ nữ khác hay không. Tôi chỉ đơn giản đưa ra sự lựa chọn của riêng ḿnh. Tôi chỉ muốn làm một người mẹ và không ǵ có thể ngăn cản tôi biến niềm khao khát đó trở thành hiện thực.”
vnn