Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một trong những người có công đầu trong việc áp dụng công nghệ Ozone ở Việt Nam, hiện làm giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch hoạt hoá, những loại vật dùng này chứa rất nhiều hóa chất độc hại.
Tràn lan ở quán ăn
Dạo quanh các quán ăn, nhà hàng lớn nhỏ trên khắp các địa bàn Hà Nội, người dân cũng có thể thấy đũa hay cốc, th́a, đĩa dùng một lần được sử dụng khá phổ biến. Người bán hàng ở các “quầy” chế biến dạng di động trên các quán ăn vỉa hè cứ vô tư bày xúc xích, nem chua rán, nộm bày đĩa dùng một lần, nước giải khát, nước ngọt đổ ra loại cốc nhựa dùng một lần. Thực khách chỉ việc xé bao nilong, rút đũa dùng một lần ra sử dụng…
Do đó, cuối mỗi buổi bán hàng, chỉ tính trung b́nh ở một quán cơm b́nh dân hay một quán ăn vỉa hè nhỏ số đũa, cốc, đĩa, th́a dùng một lần được bỏ ra phải tính bằng “rổ”. Trong khi đó, khách hàng lại khá yên tâm về chất lượng của các loại sản phẩm này. Chị Lan Anh (Kim Mă, Hà Nội) cho biết, vào các sản phẩm này dùng c̣n yên tâm hơn v́ đỡ lo khâu rửa bát, đĩa “ẩu” của các nhà hàng. Toàn là đồ dùng một lần rồi vứt, đảm bảo sạch, chưa từng qua sử dụng.
Người tiêu dùng vẫn giữ thói quen sử dụng sản phẩm nhựa 1 lần ở các quán ăn
Thậm chí, nhiều hộ gia đ́nh trong các dịp đi nghỉ mát, picnic hoặc dịp cỗ bàn, cúng giỗ c̣n mua đủ loại đồ dùng một lần v́ “dùng xong, vứt đi luôn, đỡ công phải rửa”. Hầu hết các loại đồ dùng một lần được bán đầy rẫy tại các tiệm tạp hóa, siêu thị. Sản phẩm dựng trong các bao nilong in sơ sài bằng loại mực rẻ tiền, có loại không nhưng đều không in rơ nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất.
Một đặc điểm chung của các sản phẩm dùng một lần này đều là ở chỗ tiện lợi và rẻ tiền. Một đôi đũa gỗ dùng một lần giá chỉ trong khoảng 100-200 đồng/đôi, một cân th́a nhựa, ống hút có tới hàng trăm cái chỉ vào mấy chục ngh́n đồng, một lô cốc, bát nhựa giấy cho dù có bán trong siêu thị cũng chỉ trong giá vài chục ngh́n.
Số tiền đó nếu so sánh với giá trị lợi nhuận của các mặt hàng bán chính không thấm vào đâu. Chỉ tính riêng một tô phở hiện nay giá chừng 25 đến 30 ngàn đồng trong khi đó một đôi đũa đi kèm chỉ 100 đồng, mà người bán lại được thêm tiếng cẩn thận, sạch sẽ, người mua hàng cũng yên tâm sử dụng không phải lo tráng nước nóng, lau bằng khăn giấy trước khi ăn như đũa loại thường.
Thận trọng khi sử dụng
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, một trong những người có công đầu trong việc áp dụng công nghệ Ozone ở Việt Nam, hiện làm giám đốc Trung tâm tư vấn đèn tiết kiệm điện năng và dung dịch hoạt hoá, những loại vật dùng này chứa rất nhiều hóa chất độc hại.
Tiến sĩ cho biết: "Loại đũa dùng một lần hầu hết đều được làm bằng gỗ tạp. Để trồng nhanh và đáp ứng được nhu cầu, người ta phun rất nhiều loại thuốc. Trong quá tŕnh xử lư th́ dùng lưu huỳnh để không bị mốc, khi ăn th́ dịch vị tác dụng, các chất của thức ăn tác dụng làm cho sự hoà tan nhanh chóng diễn ra. Nhất là khi thức ăn lại nóng và có mỡ lỏng th́ sự hoà tan rất nhanh. Nhiều khi đũa dùng một lần dùng trong bát canh hoặc lẩu nóng th́ quá tŕnh tương tác hoà tan giữa các chất diễn ra rất mạnh. Trong đó chất lưu huỳnh là một chất độc hại được sử dụng trong việc chống ẩm mốc. Điều thứ hai, nếu một ngày dùng vài trăm triệu đôi đũa như thế th́ số lượng gỗ bị tiêu thụ rất lớn, việc dùng đũa một lần là vệ sinh nếu nó sạch nhưng nếu không sạch hoá ra lại gây tác hại một lần nữa, ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên”.
Ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Anh những bà nội trợ thường có thói quen mang theo những túi nilon đă qua sử dụng đến các cửa hàng, siêu thị để đổi hoặc tiếp tục đựng đồ mang về. Hơn ai hết, họ hiểu được tác hại của những đồ dùng này đối với môi trường. Phải mất đến hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm những đồ này mới được phân huỷ hết trong môi trường tự nhiên. Nếu đem đốt trong các ḷ đốt rác, mỗi ngày số lượng rác thải khó phân huỷ ở mỗi thành phố lớn trên thế giới phải đến cả triệu tấn khiến những người có hiểu biết không khỏi rùng ḿnh.
Trong khi đó ở Việt Nam, hiện nay vẫn chưa có một cơ quan ban ngành nào đứng ra quản lư việc sản xuất các loại đồ dùng một lần này. Phần lớn vẫn xuất phát từ các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tái chế vật liệu mà ra. Trong quá tŕnh tái chế, việc sử dụng hoá chất là đương nhiên. Tuy nhiên, để đảm bảo được ngưỡng an toàn cho người sử dụng th́ hiện nay vẫn không có ǵ chắc chắn.
(Theo VietQ.vn)