Người ta đang muốn cho công an được nổ súng vào những kẻ chống người thi hành công vụ. Quy định như thế rất dễ dẫn đến lạm quyền mà chúng ta đă chứng kiến không ít trong thời gian qua. Sự lạm dụng vũ khí, quyền lực là hết sức nguy hiểm, có thể gây ra bạo loạn xă hội và cần phải ngăn chặn ngay. Vài sự lạm dụng chỉ trong ṿng chưa đầy 10 ngày qua mà báo chí đă lên án gay gắt.
Trên báo Thanh Niên chủ nhật ngày 24.3.2013, nhà báo Nguyễn Thông bàn về chuyện suy thoái, về những chuyện đau ḷng trong gia đ́nh, giữa những người thân và gióng tiếng chuông báo động “không thể không lo”. Tôi bổ sung thêm c̣n nhiều chuyện đáng lo nữa mà dưới đây chỉ điểm qua vài chuyện.
Chỉ v́ lỗi không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy mà 2 nhân viên của Công ty Cường Thịnh Phát (Pleiku, Gia Lai) bị rượt đuổi đến nhà máy giữa đêm khuya. Lực lượng chức năng đă đập phá, hành hung người gây thương tích nghiêm trọng, thậm chí đă nổ súng. Cũng do lỗi không đội mũ bảo hiểm mà một người đă chết tại một đồn công an ở Bắc Giang và dẫn đến bạo loạn tại thành phố Bắc Giang. C̣n bao nhiêu chuyện đau ḷng, đáng lo như thế.
Đấy là mới chỉ nói đến vi phạm Luật Giao thông. C̣n bao nhiêu luật khác nữa và không thể lấy bạo lực làm công cụ thực thi pháp luật. Cần phải gióng những hồi chuông lớn hơn, mạnh hơn.
Lực lượng công an là lực lượng tối cần thiết để duy tŕ trật tự.
Đă có bao nhiêu người chết, bị hành hạ, bị oan ức do sự lạm dụng quyền lực gây ra. Những kẻ lạm dụng vũ khí, gây thương tích, thậm chí gây chết người chính là những kẻ đă hủy hoại uy tín của lực lượng vũ trang và làm mất uy tín của Nhà nước. Chúng vi phạm luật rành rành và phải bị truy tố, xử lư nghiêm để lấy lại uy tín cho lực lượng công an - vốn là lực lượng tối cần thiết để duy tŕ trật tự. Những người có liên quan thường phân bua về “chuyện chống người thi hành công vụ” và có thể muốn hợp pháp hóa việc nổ súng trong các trường hợp như vậy. Phải chặn đứng việc này.
Mấy ngày qua lang thang ở Đắc Lắc xem kết quả dự án “Tăng cường thực thi các quy định pháp luật bảo vệ tác nghiệp báo chí”. Chính quyền tỉnh này làm rất tốt việc bảo vệ báo chí tác nghiệp theo Luật Báo chí và Nghị định 02/2011/NĐ-CP. Gặp ông Trưởng pḥng Văn hóa-Thông tin huyện Buôn Đôn, ông bảo giá mà luật nào, nghị định nào cũng có dự án như dự án trên để các bên liên quan hiểu đúng quyền và nghĩa vụ của ḿnh, th́ việc thực thi pháp luật ở Việt Nam tốt hơn nhiều. Rất đúng và chí lư. Kinh nghiệm của Đắc Lắc không chỉ nên được nhân rộng ra các địa phương khác đối với lĩnh vực báo chí, mà cả đối với việc thực thi các luật khác nữa. Không chỉ ra các địa phương khác, mà lên cả bản thân Chính phủ và Quốc hội nữa.
Cả hai sự việc đáng lo trên đều liên quan đến việc thực thi luật không nghiêm. Người dân, doanh nghiệp và các tổ chức phi nhà nước phải tuân thủ luật đă đành, nhưng những người có chức có quyền, các lực lượng thực thi luật, các cơ quan nhà nước cũng phải tuân thủ pháp luật. Khía cạnh thứ hai chưa được nhấn mạnh đủ. Các lănh đạo, các cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng, các quan chức nhà nước càng phải gương mẫu chấp hành luật. Không có ǵ hủy hoại tính nghiêm minh của pháp luật, hủy hoại ḷng tin của người dân vào Nhà nước bằng sự vi phạm luật của các lănh đạo, các cơ quan, lực lượng chức năng. Phải nâng cao nhận thức cho chính họ và nghiêm trị họ khi vi phạm. Đáng tiếc, thường người dân cảm thấy họ không bị nghiêm trị mà thường được xử nương nhẹ. Cách làm như thế càng hủy hoại ḷng tin. Mà tạo dựng, củng cố, tăng cường ḷng tin là việc quan trọng nhất mà bất cứ nhà nước nào cũng phải làm v́ nó hết sức cần thiết cho sự phát triển mọi mặt của đất nước.
Chính v́ thế, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan nhà nước, các quan chức nhà nước ở mọi cấp càng nên gương mẫu tuân thủ pháp luật.
(Lao động)