Nếu phải chọn một truyện thật ngắn mà lại khái quát thật sinh động một số góc của Việt Nam ngày nay, Người chăn kiến của nhà văn đoạt giải quốc tế Bùi Ngọc Tấn là ứng viên sáng giá.
Bản thân nhà văn nói ông viết chuyện siêu ngắn này chỉ trong có một ngày để gửi đi dự thi Bấm hồi năm 1993 với hy vọng sẽ đoạt giải.
Nhưng rồi chuyện không những không được giải mà c̣n không xuất hiện trong mục đăng những tác phẩm dự thi.
Có thể câu chuyện gói gọn trong chưa đầy 1000 chữ đă vẽ lên bức tranh quá giống với nhiều nơi trong xă hội Việt Nam hiện đại.
'Người chăn kiến'
Bấm Người chăn kiến kể câu chuyện một giám đốc đă có tuổi bị tù oan và ở cùng pḥng với một buồng trưởng khét tiếng.
Ngay khi mới nhập trại, ông được vị 'đại ca' giao nhiệm vụ làm nữ thần Tự do, tức phải khỏa thân đứng trên bậc thang giáp với sân thượng của pḥng giam, tay cầm một trong các món đồ tiếp tế của phạm nhân.
Ít lâu sau ông được giao nhiệm vụ chăn kiến mà mục đích cuối cùng là giữ kiến không ra khỏi các ṿng tṛn mà buồng trưởng đă vẽ.
"Thỉnh thoảng ông c̣n đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do."
Trích chuyện ngắn Người chăn kiến
Có hôm ông bắt được một con kiến không phải nhóm của buồng trưởng giao và xin được chăn liền bị phạt bằng cách 'làm chim':
"Ông phải rơi từ sát mái nhà xuống. B trưởng không bằng ḷng với cách rơi giả vờ, rơi có chuẩn bị, rơi chân xuống trước ấy.
"Phải rơi như thật. Như bị bắn rụng thật."
Thật may mắn, vị giám đốc vẫn lành lặn và được ra tù sau bốn tháng v́ người ta phát hiện ra ông bị oan.
Ông lại được giao làm giám đốc của một xí nghiệp nhưng vẫn không thể quên được thói quen chăn kiến và "thỉnh thoảng ông c̣n đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khoả thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như kiểu thần Tự Do."
Luật rừng
Chuyện chỉ có vậy nhưng người ta có thể dùng nó như tấm gương để xă hội hiện tại soi vào.
Trước tiên là một xă hội có rất nhiều luật nhưng tại nhiều nơi luật rừng lại lên ngôi.
Người đứng đầu công an Hải Pḥng coi vụ trấn áp gia đ́nh ông Vươn là 'trận đánh đẹp'
Trong vụ anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn, vốn chuẩn bị được đưa ra xét xử trong tuần tới, các quan chức của cả một thành phố đă dùng luật tự chế để quản lư xă hội.
Đại tá đứng đầu ngành công an Hải Pḥng công khai nói rằng người dân đă phá cái mà ông nhất quyết không gọi là nhà mà chỉ gọi là "cḥi" của gia đ́nh ông Vươn trong sự cố mà ông gọi là "một trận đánh đẹp" hồi đầu năm 2012.
Thay v́ bị xử lư v́ những phát ngôn và cách sử dụng lực lượng công an một cách bừa băi, Đại tá Đỗ Hữu Ca tiếp tục tại vị để chỉ huy việc điều tra và khởi tố vụ án anh em ông Vươn "giết người".
Tới năm 2013, chỉ riêng trong tháng Ba đă có tới Bấm sáu vụ công an bị tố hành hung người dân trong đó có một vụ dẫn tới trọng thương và một vụ chết người.
Trong những vụ này, mọi điều luật của xă hội văn minh đă nhường chỗ cho luật của kẻ mạnh từ thời Trung Cổ cộng thêm vỏ bọc "thi hành công vụ" của thời hiện đại.
Những người dám đứng lên thách thức luật rừng chỉ là thiểu số.
Oan sai
Nét thứ hai của câu chuyện là những oan khiên trong xă hội giống như của vị giám đốc nọ.
"Nhiều luật sư thừa nhận rằng những tranh luận tại ṭa nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị thẩm phán."
Số người phải đi chặng đường hàng chục hay hàng trăm cây số ra Hà Nội để đ̣i công lư ngày một nhiều và rất nhiều trong số họ lại trở về với chính những đ̣i hỏi mà họ mang theo.
Ở một số nước, báo chí và người dân bị cấm có những bàn thảo vốn có thể khiến các vị trong bồi thẩm đoàn có phán quyết thiên lệch.
Trong khi đó người dân Việt Nam và báo chí gần như có thể thả cửa bàn về mọi khía cạnh của bất kỳ vụ án nào.
Thứ nhất, chuyện bị kết án oan hoặc không công bằng không phải là điều lạ lẫm trong xă hội.
Thứ hai, ṭa án cũng chỉ là cánh tay nối dài của nền chính trị và những phán quyết có lợi cho những người cầm quyền hoặc những người thân cận với họ không phải là điều hăn hữu.
Nhiều luật sư thừa nhận rằng những tranh luận tại ṭa nếu có xảy ra cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết luận của các vị thẩm phán.
Thói quen
Nét thứ ba, mà có lẽ là nét quan trọng nhất, người ta có thể liên hệ từ
Người chăn kiến tới xă hội ngày nay là những cách làm việc độc đoán theo thói quen.
Những người Cộng sản đă quen với việc hành động theo một chủ thuyết ngoại nhập, vốn chỉ có tuổi đời ngắn ngủi so với lịch sử hàng ngàn năm của Việt Nam và cũng đă thay đổi nhiều ở chính cái nôi nó sinh ra.
Quyền lợi của người nông dân, vốn chiếm đa số trong xă hội, không được đại diện đúng mức
Họ quen với việc cầm quyền không bị thách thức, phát ngôn không bị kiểm chứng và trong nhiều trường hợp "chăn" dân như "chăn kiến".
Đảng Cộng sản đă khiến người dân "mộng du" vào một xă hội mà quyền lợi của đại đa số không có người đại diện.
Đó chính là những người nông dân như anh em nhà Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng hay trong các vụ việc sau đó ở Dương Nội, Văn Giang và Vụ Bản.
Các hội đoàn như Mặt trận Tổ quốc, Quốc hội, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên đều vắng bóng khi quyền lợi của người dân bị xâm phạm.
Đảng Cộng sản đáng ra là đảng của giai cấp công nông, nhưng thực tế con cưng của đảng trong nhiều năm qua là các đại gia của các đại công ty và quyền lực của Đảng cũng lại chỉ thuộc một nhóm nhỏ mà đối với không ít người trong số họ quyền lợi của giai cấp công nông chỉ có ư nghĩa tượng trưng.
Người chăn kiến c̣n làm người ta suy nghĩ về những ǵ mà các chính trị gia nói và những việc họ làm sau những cánh cửa đóng kín.
Bùi Ngọc Tấn cũng khiến độc giả liên tưởng tới điều có thể được coi là sự tự cầm tù về hành vi và tư tưởng của những người mà trên thực tế hoàn toàn không bị giam cầm sau bốn bức tường.
BBC