Khoa học tâm lư đă t́m ra lời giải thích cho việc con người nói dối và gian lận.
Ai cũng biết rằng, nói dối, gian lận là những hành vi xấu nhưng có một thực tế rằng, nó tồn tại trong mọi xă hội, ở mọi góc cạnh của cuộc sống... Gian lận là điều không hiếm trong xă hội hiện đại. Một thống kê đáng buồn là con người ai cũng nói dối và chúng ta đă làm điều đó từ khi 2 - 3 tuổi. Càng lớn, xu hướng nói dối càng tăng, đặc biệt là ở tuổi teen và trưởng thành.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ, 90% học sinh cấp 2 thừa nhận ḿnh từng quay cóp, gian lận trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.
Thời gian gần đây, nước Mỹ xao động v́ scandal gian lận của vài giáo viên trường công lập nổi tiếng. Theo Associated Press, trong ṿng 15 năm, một số giáo viên ở ba tiểu bang miền Nam đă trả tiền để vượt qua bài kiểm tra định kỳ sát hạch, nhằm tiếp tục có thể làm việc ở các trường công. Mỗi lần, họ chi khoảng 1.500 - 3.000USD (30 - 60 triệu VND) cho mỗi người thi hộ.
Những câu chuyện trên chỉ là vài điển h́nh chứng minh một nhận định: con người ai cũng gian lận, thậm chí là giáo viên - người có nhiệm vụ hướng dẫn thế hệ sau trung thực.
Câu hỏi được đặt ra với các nhà tâm lư học: Phải chăng thế giới này không có người tốt, khi mà ai cũng thích lừa dối người khác?
Để trả lời câu hỏi trên, nhà tâm lư học Desteno và đồng nghiệp Piercarlo Valdesolo đă tiến hành một thí nghiệm kiểm chứng. Họ mời các t́nh nguyện viên vào một căn pḥng, cho làm bài kiểm tra toán và logic gồm 2 loại: cực dễ và cực khó. Họ được phép sử dụng đồng xu để lựa chọn một trong hai loại bài trước khi tham gia.
Kết quả vô cùng kinh ngạc: phần lớn trong số họ chọn được câu hỏi dễ, lên tới hơn 90%. Theo quan sát của hai nhà tâm lư học, rất nhiều người trong số đó đă tung đồng xu vài lần chỉ để chọn bài tập dễ.
Như vậy họ đă gian lận ngay từ khi chưa tiến hành thí nghiệm. Vậy mà, khi được phát tờ đánh giá sự công bằng của bản thân, những người gian lận này tự chấm cho ḿnh thang điểm rất cao, từ 7-10.
Từ thí nghiệm nêu trên, hai nhà tâm lư học đă đưa ra lời giải cho quá tŕnh gian lận của con người. Theo đó, lừa dối, gian lận, trung thực tồn tại chung với nhau và chúng ta luôn đối mặt với sự lựa chọn một trong số chúng với mỗi hành động thường ngày. Một cách khách quan, họ khẳng định rằng, con người có khả năng phân biệt xem đâu là điều đúng đắn, đâu là điều sai lệch.
Tuy nhiên, hành động thực tế của chúng ta lại tuân theo một quy luật khác: luật đánh đổi giữa mục tiêu hiện tại và mục tiêu lâu dài. Khi gian lận, con người có hai lựa chọn: nếu gian dối thành công, chúng ta sẽ hoàn thành được công việc trước mắt.
Mặt khác, trong tương lai xa, nếu hành vi xấu bị phát hiện, chúng ta sẽ phải trả giá rất nhiều. Do vậy khi mục tiêu trước mắt được đề cao, con người có xu hướng gian lận nhiều hơn.
V́ năo bộ có thể nhận thức được đâu là hành động đúng, đâu là hành động sai nên khi gian lận, con người phải trải qua một quá tŕnh gọi tên: “đánh lừa bộ năo”. Người muốn gian lận sẽ t́m cách biện minh cho hành động của ḿnh.
Trong đầu họ xuất hiện suy nghĩ rằng: “Việc gian lận này rất phổ biến, ai cũng làm thế trong trường hợp này và như thế là hợp lư”. Nói một cách khác: con người gian lận chính bản thân trước khi gian lận người khác.
Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới việc con người gian lận chính là môi trường xă hội. Những điều bạn chứng kiến hàng ngày sẽ tác động không nhỏ tới việc lựa chọn hành động và xu hướng gian lận.
Nói một cách đơn giản, nếu thấy càng nhiều người quay cóp, gian lận th́ vô h́nh chung, thói xấu ấy tác động tới nhận thức của năo bạn: “Gian lận như thế có ǵ đâu, ai cũng làm thế mà”. * Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Discovery News, NBC news, Livescience...
theo MAsk