- Một máy bay ném bom của Nga gần đây đă thực hiện các cuộc tấn công mô phỏng bằng tên lửa hành tŕnh vào hệ thống pḥng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á, làm dấy lên những nghi ngờ về mục tiêu của Moscow trong các cuộc đàm phán với Mỹ về hệ thống tên lửa trong tương lai, hăng tin Fox News trích dẫn bài báo từ Washington Free Beacon cho biết hôm 5/4.
Theo các quan chức Mỹ, hôm 26/2, một máy bay ném bom chiến lược Tu-22M Backfire đă bắn các tên lửa hành tŕnh mô phỏng vào một tàu chiến Aegis của Mỹ được triển khai ở gần Nhật Bản như một phần trong hệ thống lá chắn pḥng thủ tên lửa ở châu Á.
Một cuộc tấn công thứ hai được thực hiện vào hôm 27/2, chống lại một căn cứ pḥng thủ tên lửa đặt tại Nhật Bản, nhưng các quan chức Mỹ không cho biết thêm chi tiết. Lầu Năm Góc đang hoạt động một radar pḥng thủ tên lửa X-band ở phía Bắc của Nhật Bản. Trạm radar này được thiết kế để giám sát các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và truyền dữ liệu về các tàu tên lửa trang bị hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ trên Thái B́nh Dương.
Máy bay ném bom cánh cụp cánh x̣e Tu-22 mang theo 2 tên lửa Kh-22.
Mục tiêu mà máy bay ném bom Nga nhắm tới cho thấy, Moscow đang tăng cường xây dựng lực lượng trên Thái B́nh Dương bằng cách hiện đại hóa các tàu ngầm và xây dựng một tàu gián điệp đặc biệt để thu thập thông tin t́nh báo, chống lại hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ.
Tu-22 là một máy bay ném bom cách cụp cánh x̣e của Nga, nó có thể mang được 3 tên lửa hành tŕnh tấn công mặt đất Kh-22, có tầm bắn xa lên đến 2.500 km.
Các quan chức Mỹ không rơ tại sao Nga lại tiến hành các cuộc tập trận tấn công bằng máy bay ném bom như vậy. Tuy nhiên, các mô phỏng này có thể cho thấy Moscow đă đặt các mục tiêu là hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo ở Nhật Bản hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực vào "tầm ngắm" của họ.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa Mỹ triển khai ở châu Á hiện nay luôn hoạt động trong trạng thái báo động cao, như là một kết quả sau những cẳng thẳng chính trị với Triều Tiên. B́nh Nhưỡng liên tục đe dọa sẽ tấn công bằng tên lửa hạt nhân vào Mỹ và Hàn Quốc.
Việc Mỹ không ngừng tăng cường triển khai các thành phần của hệ thống lá chắn tên lửa SM-3 tới Đông Á và bán đảo Alaska (gần lănh thổ Nga) trong những năm gần đây đă gây ra những mối đe dọa lớn đối với Moscow, bởi nó sẽ làm suy giảm đáng kể sức mạnh tấn công của lực lượng hạt nhân chiến lược (SRF) của Nga.
Hiện nay, Hải quân Nga đang đóng một tàu khu trục t́nh ba "siêu tiên tiến", có nhiệm vụ giám sát các bộ phận của hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ ở Alaska và Hawaii.
Con tàu có tên là Yuri Ivanov, theo dự kiến sẽ gia nhập Hạm đội Thái B́nh Dương vào năm 2014, nó được trang bị các thiết bị đặc biệt để trinh sát vô tuyến cho phép t́m kiếm, phát hiện và phân tích tín hiệu từ radar, hệ thống vũ khí và hệ thống thông tin liên lạc.
Đầu tháng 4 vừa qua, Moscow cũng tuyên bố sẽ hiện đại hóa 3 tàu ngầm diesel lớp Oscar II, trang bị các tên lửa hành tŕnh mang đầu đạn hạt nhân như một phần trong chương tŕnh hiện đại hóa Hạm đội Thái B́nh Dương của Nga
Các tàu ngầm này được thiết kế để tấn công các nhóm tàu sân bay và những vũ khí mà Oscar II mang theo bao gồm 24 tên lửa hành tŕnh SS-N-19 và 28 ngư lôi, tên lửa và rocket chống ngầm. Sau khi hiện đại hóa, các tàu ngầm Oscar II của Nga sẽ được bổ sung thêm tên lửa hành tŕnh chống tàu siêu âm SS-N-26 (P-800 Oniks hay biến thể xuất khẩu c̣n gọi là Yakhont).
Hoàng Thu (Theo Foxnews, Washington Free Beacon)