Bị cô lập, bị bao vây hay thậm chí bị đặt dưới khả năng tấn công hạt nhân của Mỹ nhưng Triều Tiên vẫn là người chiến thắng bằng chiến lược đưa khu vực "ngấp nghé" vực chiến tranh.
Không khó để nh́n thấy Triều Tiên là một quốc gia khó khăn về kinh tế, lạc hậu về công nghệ và đơn độc trên trường quốc tế nhưng vị thế của quốc gia Đông Bắc Á này không hề nhỏ bé.
Sở hữu vũ khí hạt nhân là tham vọng của không ít quốc gia và tham vọng đó thực sự mang nhiều ư nghĩa. Khi bạn sở hữu một kho vũ khí hạt nhân, các cường quốc quân sự với khả năng đè bẹp bạn chỉ với một phần nhỏ sức mạnh sẽ không dám manh động bởi họ sợ cơn thịnh nộ từ phía đối phương. Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên vừa qua đă cho thấy sự đúng đắn của thông điệp này.
Sức mạnh hạt nhân khiến Mỹ chùn bước trước Triều Tiên.
Khi khủng hoảng bùng phát, Triều Tiên đe dọa một cuộc “tấn công hạt nhân phủ đầu” nhằm vào nước Mỹ, một “sự hủy diệt cuối cùng” nhằm vào Hàn Quốc và một cuộc “tấn công hạt nhân” nhằm vào Tokyo. Với nền kinh tế khoảng 40 tỷ USD cùng với đội quân đa phần được vũ trang lạc hậu nhưng tuyên bố của Triều Tiên vẫn khiến thế giới bàng hoàng quan ngại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Nh́n hàng loạt động thái pḥng bị của Mỹ, bao gồm việc đưa máy bay ném bom chiến lược tàng h́nh B-2 Spirit, chiến đấu cơ tàng h́nh F-22 Raptor, máy bay ném bom chiến B-52 cùng 2 tàu chiến trang bị hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo Aegis tới áp sát Triều Tiên cho thấy sức nặng trong tuyên bố mà B́nh Nhưỡng đưa ra.
Vào những ngày đầu tháng 4, không ít người lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ tái bùng phát trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, dù rất hung hăn và sẵn sàng khai hỏa nhưng cả 2 phía đều đứng chờ một cuộc tấn công của đối phương bởi lo sợ những hậu quả nặng nề của việc nổ súng.
Sở hữu vũ khí hạt nhân đă khiến B́nh Nhưỡng lấy lại thế cần bằng quân sự với Mỹ và đồng minh. Kể từ khi quả bom hạt nhân đầu tiên phát nổ trong thử nghiệm năm 2006, “luật chơi” đă hoàn toàn thay đổi. Khả năng dùng sức mạnh quân sự để khuất phục B́nh Nhưỡng đă không c̣n là lựa chọn bởi không ai lường trước được hậu quả khi Triều Tiên bị dồn tới đường cùng. Sự kiêng dè đó càng tăng lên khi công nghệ hạt nhân của Triều Tiên liên tiếp đạt được những thành tựu vượt trội.
Tư tưởng sở hữu vũ khí hạt nhân mà B́nh Nhưỡng theo đuổi đă tạo ra sức ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ với các quốc gia ở Trung Đông.
CNN cho rằng, trong bối cảnh các quan chức t́nh báo Mỹ và quốc tế đang mải mê ước đoán tầm bắn, độ chính xác của tên lửa Triều Tiên cùng với khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân của nó th́ công nghệ vũ khí của quốc gia này đă t́m thấy con đường để tới Trung Đông.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Hăng tin uy tín của Mỹ cáo buộc, trong quá khứ, Triều Tiên từng giúp Syria xây dựng một ḷ phản ứng hạt nhân. Tuy nhiên, vào năm 2007, phi đội máy bay chiến đấu của Israel đă san phẳng công tŕnh này của Bashar al-Assad. Quốc gia này cũng xuất khẩu công nghệ vũ khí, đặc biệt là tên lửa cho bất cứ ai có nhu cầu mua.
Hiện tại, B́nh Nhưỡng cũng đang đang hợp tác chặt chẽ với Iran trong lĩnh vực vũ khí. Tháng 9 năm ngoái, Tehran và B́nh Nhưỡng đă kư một thỏa thuận hợp tác khoa học mà các chuyên gia tin rằng, nó tương tự với thỏa thuận Triều Tiên – Syria được kư hơn một thập kỷ trước đây. Nhiều tờ tin tức trong khu vực cho hay, các nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran cũng có mặt tại Triều Tiên để quan sát vụ thử hạt nhân lần 3 mà B́nh Nhưỡng tiến hành hồi đầu năm.
Trịnh Duy
Zing / Infonet