Vụ án chị Lê Thị Thúy Hằng bị người yêu cũ sát hại ngay sau khi đến cơ quan công an tŕnh báo, cầu cứu nhờ giúp đỡ đang làm xôn xao dư luận. Một người đă chết th́ không thể tự bảo vệ ḿnh, người chết không biết nói thế nhưng ngay cả khi c̣n sống và khi c̣n nói được chị Hằng cũng không thể tự bảo vệ ḿnh.
Chị Hằng, nạn nhận của vụ án đă hơn hai lần cầu cứu cơ quan bảo vệ pháp luật, cầu cứu sự bảo hộ của
chính quyền. Chị đă lên tiếng và tiếng nói ấy đáng lẽ ra cần được xem xét một cách nghiêm túc th́ có lẽ chị đă không phải chết một cách tức tưởi như thế.
Địa điểm quán cơm nơi nạn nhân bị sát hại
Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của công dân, quyền đó được ghi nhận trong
Hiến pháp và luật. Khi chị Hằng bị người yêu cũ đe dọa, khủng bố về mặt tinh thần chị đă có đơn kêu cứu, đă bấu víu vào sự bảo hộ của pháp luật và tin tưởng cơ quan công an sẽ vào cuộc để bảo vệ chị. Thế nhưng v́ cái cảm quan “vụ việc chưa quá nghiêm trọng”, thậm chí là thiếu trách nhiệm của một số cá nhân mà dẫn đến một người dù đă cố gắng hết sức để bảo vệ ḿnh vẫn bị thiệt mạng.
Chị Hằng là một người học Luật và có lẽ v́ học Luật mà chị hiểu hành vi tung ảnh “nhạy cảm” lên mạng là hành vi vi phạm pháp luật, là hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Do đó khi “người cũ” có những hành vi đó chị đă tố cáo với cơ quan công an. Chị Hằng c̣n hiểu việc đe dọa, khủng bố tinh thần của nghi can Đặng Văn Khuyến trước đó là hành vi đe dọa giết người và đă có dấu hiệu h́nh sự. Chính v́ thế chị đă lên tiếng, đă vận dụng những kiến thức pháp luật để làm đơn tŕnh báo, tố cáo với cơ quan công an và sử dụng biện pháp đó để tự bảo vệ ḿnh.
Đinh Văn Khuyến tại cơ quan điều tra
Một điều mà đáng ra cơ quan bảo hộ, bảo vệ
tính mạng cho người dân, mà cụ thể ở đây là cho chị Hằng “dường như” đă quá “thờ ơ” với trách nhiệm bảo vệ, bảo hộ tính mạng cho nạn nhân, khi địa điểm chị bị sát rất gần với cơ quan công an mà chị đến tŕnh báo, và c̣n nữa, chị đă bị sát hại ngay khi vừa mới ra khỏi cơ quan mà ḿnh kêu cứu.
Chỉ tiếc và rất tiếc là chị Hằng đă không được bảo vệ kịp thời. Thiết nghĩ, trước cái
chết tức tưởi, oan ức của chị Hằng có phần nào trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật khi chưa làm tṛn trách nhiệm trước những tiếng kêu cứu và sự an nguy của người dân?
Khi bị “người cũ” sát hại chị Hằng bị mang tiếng là “bội t́nh”, có những tiếng nói, nhận xét chua chát về cái chết ấy. Thế nhưng người chết không biết nói, chị Hằng không c̣n cơ hội để thanh minh. Sẽ là rất đau ḷng nếu như một lần nữa cơ quan bảo vệ pháp luật không “nghiêm túc” trong việc điều tra, xét xử trong vụ án này. Người thân của nạn nhân sẽ ra sao nếu như con của họ đă chết oan mà lại mang tiếng xấu?
Hơn bao giờ hết, cần phải trả lại tiếng nói cho người đă chết!
PV (Tổng hợp)