Quân đội và học giả TQ nói ǵ về chiến tranh với Nhật? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 04-24-2013   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Quân đội và học giả TQ nói ǵ về chiến tranh với Nhật?

Vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc với Nhật đang kích động tinh thần dân tộc của dân chúng cả hai nước lên cao, nhất là phía Trung Quốc.

Sự kiện ngày 5/2, Nhật tố cáo tàu chiến Trung Quốc hai lần chĩa radar ngắm bắn vào tàu chiến và máy bay Nhật. Sau đó Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng coi đó là hành động khiêu khích nguy hiểm và yêu cầu phia Trung Quốc phải kiềm chế.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc th́ phủ nhận việc này trong lúc các tướng lĩnh quân đội lại nói đó là tại tàu Nhật đi gần tàu Trung Quốc nên họ tự đi vào tầm ngắm của hỏa lực Trung Quốc chứ không phải tàu Trung Quốc cố ư ngắm bắn. Hơn nữa c̣n lớn tiếng lên án Nhật «hiếu chiến" vu vạ Trung Quốc. Nhật mới đầu nói sẽ công bố chứng cớ radar ngắm bắn của tàu chiến Trung Quốc chĩa vào phía Nhật, nhưng sau đó lại không công bố v́ e ngại việc đó sẽ tiết bộ bí mật công nghệ quân sự của phía Nhật.

Cảnh sát Biển Nhật Bản phun ṿi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.

Nhân dịp này, bộ máy tuyên truyền chiến tranh của Bắc Kinh ầm ỹ la lối. Báo Giải phóng Quân sau đó lập tức đăng trên trang nhất bài «Chuẩn bị đánh nhau, trước hết phải xử trảm Thói quen ḥa b́nh lâu ngày», có ư phê phán lâu nay quân đội Trung Quốc đă quen ḥa b́nh, không có tinh thần chuẩn bị chiến đấu. Ngụy Văn Hào, Trưởng ban Quân huấn quân khu Bắc Kinh nói: Lâu ngày không đánh nhau, một số cán bộ chiến sĩ dần dần có thói quen ḥa b́nh. Nhân vật này cảnh báo thói quen đó «tiềm ẩn trong mọi ngóc ngách của việc huấn luyện quân đội, khi đánh nhau th́ sẽ thua to!». Báo Giải phóng quân b́nh luận: Quân đội chỉ có hai trạng thái là «đánh nhau» và «chuẩn bị đánh nhau», mà «chuẩn bị đánh nhau» là trạng thái thường ngày. Tướng Hứa Kỳ Lượng Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc mới đây yêu cầu phải «cố rèn luyện được một loạt sư đoàn tinh nhuệ, bộ đội quả đấm thép, dao nhọn át chủ bài, bảo đảm một khi cần đến th́ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lănh thổ nguyên vẹn» …Những lời lẽ nói trên rất làm vừa ḷng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời làm cho các quốc gia xung quanh Trung Quốc cảm thấy lo lắng.

Một số tướng lĩnh quân đội tập họp thành «bè hợp xướng» đồng thanh kêu gọi Trung Quốc phải cứng rắn hơn với Nhật, làm như Trung Quốc đang bị Nhật «bắt nạt».

Hôm 22/2 vừa qua, tướng La Viện lần đầu chính thức ra tay trên Microblog mạng Tân Lăng bằng một bài viết sặc mùi thuốc súng, được dư luận Trung Quốc gọi là «Lời hịch chiến đấu. Trong có 2 ngày, ông tướng này viết 8 bài trên blog, thu hút hơn 200.000 cổ động viên, đề cập tới vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và lập trường của Trung Quốc.

Hiện nay dân mạng Trung Quốc đang bàn thảo ầm ỹ về nhân thân của vị tướng phái diều hâu này. Năm 2008, La Viện từng mở Blog cá nhân nhưng năm 2010 phải đóng blog do «Điều lệ nội vụ Quân Giải phóng Trung Quốc» sửa đổi ban hành năm ấy không cho phép.

Gần đây lại có quy định «Một số học giả quân đội» có thể mở Microblog cá nhân, chỉ cần «không vi phạm kỷ luật, không tiết lộ bí mật quân sự ». Thế là La Viện đăng đàn ngay. Trong bài đầu tiên viết trên Blog hôm 22/2/2013, La Viện tuyên bố phải «chiếm lĩnh trận địa dư luận quan trọng» «Chúng ta không thể im lặng được nữa; không phải là chết trong im lặng mà là nổ trong im lặng» Và viên tướng này «nổ»: «Chúng ta phải chiến đấu v́ tổ quốc thân yêu, v́ đảng thân yêu, v́ quân đội thân yêu, v́ nhân dân thân yêu». Ông ta giải thích: Nhà nước, đảng, quân đội và nhân dân, 4 cái này là một thể thống nhất, «chiến đấu» là nói bên ngoài phải bảo vệ quyền của đất nước, bên trong phải trừng trị giặc trong nước, tấn công tham nhũng, chấn hưng Trung Quốc.

Người Trung Quốc thường có thói đại ngôn. Bên cạnh những lời lẽ hùng hổ của các tướng lĩnh hiếu chiến, một số học giả nước này có tâm trạng b́nh tĩnh hơn th́ lại lo lắng nếu nổ ra chiến tranh với Nhật th́ chắc ǵ Trung Quốc đă chiếm được lợi thế, dù có nhiều vũ khí và quân đội hơn?

Dưới đây là quan điểm của Xue Yong, một học giả Trung Quốc thuộc loại biết người biết ta, từng là nhà báo làm việc tại tờ Bắc Kinh Buổi chiều và cán bộ Viện Chính trị học thuộc Viện Khoa học xă hội Trung Quốc, Tiến sĩ sử học đại học Yale từ 2006, hiện là Phó giáo sư ĐH Suffolk.

Vụ tranh chấp lănh thổ hải đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho t́nh cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao, những tiếng la ó đ̣i «đánh» vang lên nhức nhối.

Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước th́ có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó mà có khả năng dẫn đến xảy ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ ba. Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. V́ thế ở đây cần nghiêm chỉnh phân tích tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh.

Mỹ đă tuyên bố rơ ràng đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi quản lư của hiệp ước pḥng thủ Nhật-Mỹ. Nếu nổ ra chiến tranh Trung- Nhật th́ Mỹ rất khó không bị cuốn vào. Nhưng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc ít nhất vẫn có quyết tâm là nếu Mỹ không tham chiến th́ sức mạnh quân sự hiện có của Trung Quốc đủ sức để dạy cho Nhật một bài học.

Lối nói này là một dạng tự vả cho sưng mặt ḿnh để người ngoài tưởng ḿnh to béo, có thể là hợp với ư muốn của phái hữu Nhật Bản. Hiện nay c̣n rất khó đánh giá so sánh sức mạnh quân sự của hai nước Trung Quốc-Nhật Bản. Có điều, cho dù giả thử Trung Quốc mạnh hơn Nhật th́ chúng ta cũng chẳng thấy đâu là lư do để Trung Quốc thắng trong cuộc chiến này.

Trước tiên, trong khuôn khổ t́nh h́nh quốc tế hiện nay, hai bên không có khả năng tiến tới một cuộc chiến tranh toàn diện, tức là có ném bom các đô thị lớn của đối phương, mà chỉ có thể triển khai chiến tranh cục bộ tại địa điểm có lợi cho ḿnh. Điều này đem lại ưu thế rất lớn cho Nhật. Bởi lẽ xung đột xảy ra bởi nguy cơ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư cho nên chiến tranh chủ yếu chỉ có thể diễn ra trên biển xa. Lực lượng quân sự Trung Quốc hiện nay vẫn lấy lục quân làm chủ yếu, c̣n hải quân Trung Quốc th́ xưa nay chưa hề đánh một trận thắng nào ra tṛ. Sau nhiều năm hiện đại hóa, dĩ nhiên t́nh h́nh quân sự Trung Quốc hiện nay đă khác xưa nhưng công nghệ và vũ khí hiện đại đă nắm được sẽ có thể sử dụng như thế nào trong chiến tranh trênbiển xa? Về mặt này, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ là con số không tṛn trĩnh.

Trong khi đó đối thủ của Trung Quốc lại là nước Nhật vốn có truyền thống hải quân kiêu hănh. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, Nhật lấy yếu thắng mạnh, chiến đấu trênbiển có tác dụng quyết định chiến thắng đó. Sau đó trong cuộc chiến tranh Thái B́nh Dương với Mỹ, cho tới trước trận hải chiến ở đảo Midway, hải quân Nhật đánh trận nào cũng thắng. Đấy là chưa kể, hải quân Nhật hiện nay về cơ bản đều sử dụng vũ khí Mỹ. Tuy rằng nhiều năm qua Nhật không có chiến tranh, nhưng bộ máy quân sự Mỹ th́ chưa một ngày nào nghỉ ngơi, vũ khí của họ được kiểm định nhiều lần trên chiến trường. Nhật có thể trực tiếp được sư phụ Mỹ truyền thụ đích thực cho cách sử dụng và phối hợp các loại vũ khí. V́ vậy có thể thấy cho dù sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc hơn hẳn Nhật th́ trong trận hải chiến này, Trung Quốc chỉ có thể ở vào thế yếu kém mà thôi.

Thứ hai, nếu đem trận hải chiến đó đặt lên bản đồ địa lư vĩ mô của hai nước mà xem xét th́ thế yếu kém của Trung Quốc lại càng lộ rơ. Phần lớn nước Nhật đều nằm ở phía sau bán đảo Triều Tiên. Tại phía Bắc bán đảo này, Trung Quốc không có lối ra biển, cho nên không đủ sức vươn xa. Lănh thổ Nhật hẹp mà dài, phía Đông nh́n ra Thái B́nh Dương, các cảng biển chủ yếu đều ở bờ biển phía Đông, nh́n sang bên kia đại dương là nước Mỹ. V́ thế chiến tranh Trung - Nhật không có nhiều khả năng ảnh hưởng tới vùng trọng tâm kinh tế này của Nhật.

Ngược lại, bờ biển của Trung Quốc vốn có chiều dài hữu hạn, lại đều lộ ra trong diện tấn công của hải quân Nhật. Nếu cuộc chiến giằng co, hai bên đều không muốn tiến đến chiến tranh toàn diện có đánh phá các đô thị lớn, th́ chiến lược hay nhất là phong tỏa và chốngphong tỏa. Cho dù Nhật không thể hoàn toàn cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển của Trung Quốc th́ ít nhất họ cũng có thể quấy rối hữu hiệu con đường đó. Ngược lại, hải quân Trung Quốc c̣n chưa có đủ thực lực và kinh nghiệm vươn xa ra Thái B́nh Dương để phong tỏa bờ biển phía Đông của Nhật, ngay cả tuyến Okinawa cũng khó có thể chọc thủng.

Trong một cuộc chiến tranh lâu dài như vậy, việc buôn bán của Nhật sẽ vẫn b́nh thường như cũ. Cứ cho là Mỹ không trực tiếp tham chiến th́ họ vẫn có thể đàng hoàng tiếp tế cho Nhật và phối hợp với Nhật để phong tỏa sự thông thương của Trung Quốc. Nếu con đường chở dầu trên biển bị cắt đứt th́ Trung Quốc sẽ rất khó có thể đứng vững, lại càng không thể nói tiếp tục xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay Trung Quốc không c̣n là Trung Quốc thời đại Mao Trạch Đông, mà về kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào toàn cầu hóa. Nếu bị cắt đứt thông thương với thế giới th́ cơ cấu kinh tế-xă hội Trung Quốc hiện nay sẽ rất khó có thể đứng vững tiếp.

V́ vậy «sự đe dọa của Trung Quốc» thực ra là cái mà phái hữu ở Nhật đang muốn thấy nhất. Có «sự đe dọa của Trung Quốc» th́ Nhật có cớ để phục hồi sức mạnh quân sự. Nếu «sự đe dọa» ấy thực sự trở thành chiến tranh th́ phái diều hâu ở Nhật càng có quyết tâm tất thắng và tin tưởng rằng nhờ thế sẽ có thể triệt để chuyển hóa địa vị của Nhật tại vùng Đông Á. Hậu quả là tiến tŕnh hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ bị phá hủy.

Theo VHNA
Tienphong
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafengoctung4 (3).jpg
Views:	2
Size:	107.2 KB
ID:	463544
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:12.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05561 seconds with 14 queries