Các cuộc đối thoại nhân quyền giữa Mỹ và Việt Nam vẫn có những khác biệt hoàn toàn, cho người ta cảm tưởng hai nước khó trở thành đối các chiến lược.
Ngày 19-4-2013, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Daniel Baer đến Hà Nội đă có cuộc đối thoại về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam. Nội dung cuộc đối thoại có kết quả ǵ không, không thấy ông tŕnh bày lại trong cuộc họp báo sau đó.
Nhưng ngày hôm sau, ông có hẹn gặp hai nhà đấu tranh nhân quyền, vận động dân chủ hóa Việt Nam là LS Nguyễn Văn Đài và BS Phạm Hồng Sơn. Cả hai người này đều bị ngăn chặn, mỗi người một cách khác nhau.
Một nữ cảnh sát CSVN đưa tay ngăn chặn nhiếp ảnh viên AFP chụp h́nh ở khu vực gần ṭa án Hải Pḥng, ngày 2/4/2013, nơi diễn ra phiên xử anh em ông Đoàn Văn Vươn bị vu cho tội “giết người”. Phiên ṭa “công khai” nhưng rào cản chặn khắp các ngả đường cấm mọi người dân đến dự phiên xử. (H́nh: CAT BARTON/AFP/Getty Images)
BS Phạm Hồng Sơn khi vừa ra khỏi nhà để đến nơi hẹn th́ bị một nhóm Công an xốc nách lôi về trụ sở giam giữ. LS Nguyễn Văn Đài th́ bị một đoàn đông đảo khoảng 50 người gồm cả công an, dân pḥng canh giữ, không cho ra khỏi nhà. Trước nhà ông, nhà cầm quyền dựng bảng khu vực hạn chế, cấm chụp h́nh, quay phim.
Đặc biệt, nhà cầm quyền CSVN c̣n sử dụng khoảng một chục phụ nữ lớn tuổi, một số người được phát thêm gậy như của Công an cảnh sát hay dân pḥng, làm công việc ngăn chặn xe của ṭa đại sứ tới đón LS Đài.
Trước cuộc tiếp xúc được Ṭa Đại Sứ Mỹ sắp xếp, một tướng Công an đă cam kết với ông Baer là “ông muốn gặp ai th́ gặp”, theo lời tường thuật của LS Đài với báo Người Việt. Sự ngăn chặn này chứng tỏ chế độ Hà Nội vẫn nói một đàng làm một nẻo.
Nó cũng là dấu hiệu cho thấy quan niệm nhân quyền giữa Hoa Kỳ và chế độ Hà Nội vẫn khác nhau rất xa. Điều này cho người ta thấy cái mối quan hệ “đối tác chiến lược” giữa hai nước về mọi mặt khó mà “lên tầng cao mới” như thứ ngôn ngữ Hà Nội vẫn dùng để tuyên truyền cho các hoạt động ngoại giao.
Những năm qua, Hoa Kỳ và CSVN có cuộc đối thoại hàng năm về nhân quyền nhằm giúp cải thiện mối bang giao.
“Hiển nhiên điều này (sự ngăn chặn LS Đài và BS Sơn) làm bẩn toàn thể chuyến đi (đối thoại) của tôi” và nêu nghi ngờ về các cam kết cải thiện nhân quyền của nhà cầm quyền Hà Nội. Ông Baer nói với hăng thông tấn AP qua điện thoại khi ông ghé Oslo (Na Uy) trên đường từ Hà Nội về Mỹ.
“Những ǵ dùng làm nền tảng cho một sự chuyển biến (quan hệ đối tác chiến lược) hiện đang bị che phủ bởi hành vi mà nảy ra các câu hỏi về sự thành tâm cam kết (muốn cải thiện nhân quyền) như họ đưa ra.” Ông nói.
Trong chính sách ngoại giao nhấn mạnh về Á châu, Hoa Kỳ muốn quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam về cả ngoại giao, kinh tế và an ninh. Nhưng Hoa Thịnh Đốn cũng từng nói rơ là họ muốn nh́n thấy tiến bộ nhân quyền tại Việt Nam để điều đó xảy đến nhanh hơn.
Theo AP, trong khi một số đảng viên CSVN có dấu hiệu muốn công khai thảo luận về sự thay đổi từ từ, các lănh tụ của họ th́ chẳng nghe ai. Họ lo sợ mất quyền lực và từ đó, sợ mất quyền nắm chặt lấy các đặc quyền đặc lợi béo bở dành cho “các lợi ích nhóm” trong nền kinh tế.
Theo ghi nhận của AP, cuộc đối thoại nhân quyền giữa hai nước đă bị tŕ hoăn nhiều tháng v́ Hoa Kỳ thấy cuộc đối thoại ở Hoa Thịnh Đốn vào Tháng 11-2013 đă không đem đến sự cải thiện nhân quyền nào đáng kể. Tổ Chức Theo Dơi Nhân Quyền (HRW) nói có ít nhất 40 người bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị kết án tù trong năm 2012. Thêm 40 người khác đang nằm chờ bản án.
Ông Baer cho hay ông được gặp khoảng một giờ rưỡi với thân nhân của LS Lê Quốc Quân đang bị giam giữ chờ ra ṭa và thân nhân tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đang ở tù với bản án 7 năm.
Một số nhà báo chính thống của nhà cầm quyền đến dự cuộc họp báo của ông Baer tại Hà Nội nhưng không báo nào viết một chữ. Báo Nhân Dân, cơ quan tuyên truyền chính thức của đảng CSVN, th́ viết bài đả kích ông Baer là “không chỉ đưa ra các đánh giá tiêu cực, phản ánh không trung thực về thực tế vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, mà c̣n coi nhân quyền như là điều kiện để phát triển quan hệ giữa hai nước - một quan niệm rất vô lư, không thể là cơ sở cho việc giải quyết các quan hệ quốc tế.”
Báo này c̣n đổ cho ông cái tội “nh́n vần đề nhân quyền qua con mắt của những người Mỹ gốc Việt chống Cộng cực đoan”.
Khi chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang tới Honolulu, Hawaii dự Hội Nghị APEC, hồi tháng 11-2011 , TTXVN tường thuật cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị giữa ông Sang và ngoại trưởng Hillary Clinton: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ư nghĩa chiến lược; đánh giá cao sự đóng góp của Ngoại trưởng Clinton đối với sự phát triển quan hệ Việt-Mỹ thời gian qua.
Ông Sang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển sâu rộng của quan hệ hai nước, trên cả b́nh diện song phương và đa phương, tạo cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới, v́ lợi ích của nhân dân hai nước, v́ ḥa b́nh, ổn định, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.”
Liệu mối quan hệ giữa hai nước lên nổi “tầm cao mới” không, hay vẫn bị t́nh trạng nhân quyền ngày một tồi tệ hơn ở Việt Nam chặn đường?
Tin tức gần đây cho hay Hà Nội rất muốn mua máy bay tuần biển, săn tàu ngầm P-3 Orion của Hoa Kỳ trong lúc rất cần phương tiện đối phó với chính sách bá quyền bành trướng của Bắc Kinh.
Bán vơ khí trang bị quốc pḥng cho nước ngoài đ̣i hỏi sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Người ta chờ xem nếu việc mua bán này xảy ra hay không. Hoặc là Hoa Thịnh Đốn cũng nói một đàng làm một nẻo hay vẫn giữ nguyên tắc nhân quyền là trọng tâm trong mới quan hệ với Hà Nội.
(Người Việt)