Trong khi Bắc Hàn có vẻ bớt dần những tuyên bố hiếu chiến, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện vẫn c̣n có. Chỉ trong vài tuần nữa, chế độ Kim sẽ khởi động lại những ǵ từng làm đối thủ của ḿnh nhức đầu.
Bắc Hàn nói sẽ không đàm phán chừng nào c̣n lệnh cấm vận
B́nh Nhưỡng thông báo sẽ tái khởi động sản xuất plutonium cho vũ khí hạt nhân ở ḷ phản ứng Yongbyon, nơi nổi tiếng bởi vụ phá hủy cơ sở làm lạnh năm 2008 trong khuôn khổ cam kết giữa sáu bên.
Mới đây Bắc Hàn quyết định đưa người ra khỏi Vùng Công nghiệp Kaesong.
Những động thái này có thể xem là lời nhắc nhở cho thấy đàm phán với Bắc Hàn có thể có kết quả khiêm tốn nhưng tích cực, tựa như việc thành lập khu Kaesong.
Người ta không nên xem đối thoại là cách để ngưng chương tŕnh hạt nhất, đặc biệt là về ngắn hạn. Tuy nhiên đối thoại có thể giúp làm giảm nhiệt và tránh leo thang.
Washington và B́nh Nhưỡng đang trao đổi điều kiện để tái đàm phán chính thức theo đó để đối thoại có thực chất hơn là nói suông.
Đó là trong trường hợp các quốc gia liên quan đồng thuận về vấn đề hạt nhân, và cùng muốn bàn thảo. Nhưng cũng chính đây là nơi có sự chia rẽ lớn nhất giữa các bên.
Trong chuyến thăm châu Á mới đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nhắc lại rằng Washington đă sẵn sàng hợp tác với B́nh Nhưỡng, nhưng chỉ khi một số điều kiện được đảm bảo.
Đề nghị của ông có lẽ liên quan tới những cuộc đối thoại chính thức hơn là những cuộc nói chuyện lặng lẽ và rời rạc từng được thực hiện trước đây.
Điều kiện trước hết là động thái từ phía Bắc Hàn chứng tỏ “muốn phi hạt nhân hóa một cách nghiêm túc”.
Việc này có thể thực hiện bằng cách bỏ sản xuất đầu đạn cho vũ khí hạt nhân, hoặc ngừng các cuộc thử hỏa tiễn.
Hoa Kỳ muốn thấy thiện chí phi hạt nhân hóa của Bắc Hàn trước khi đối thoại
Có thể sứ giả là người mới, nhưng các điều kiện mà ông Kerry đưa ra th́ không.
Trên lư thuyết, chính quyền Obama đă ngầm mở lại đối thoại hạt nhân với Bắc Hàn nếu tin rằng B́nh Nhưỡng sẽ ngồi vào bàn đàm phán với tinh thần tích cực.
Đáp lại tuyên bố của Ngoại trưởng Kerry, Bắc Hàn gạt bỏ hẳn điều kiện về hạt nhân, và tuyên bố danh sách điều kiện của ḿnh: Mỹ phải xin lỗi về những khiêu khích gần đây, bỏ toàn bộ cấm vận của Mỹ cũng như của Liên Hợp Quốc, dời toàn bộ vũ khí có khả năng hạt nhân ra khỏi khu vực, và bỏ hẳn các cuộc tập trận trên bản đảo Triều Tiên.
Lập trường kiên định
Một cách để hiểu sự chia rẽ này là đối thoại sáu bên, các ṿng đàm phán bắt đầu từ năm 2003 giữa Trung Quốc, Mỹ, Bắc và Nam Hàn, Nhật Bản, Nga, và bị hủy bỏ từ năm 2009.
Hồi c̣n hoạt động, đối thoại sáu bên có các nhóm làm việc chung của nhiều phía: hợp tác năng lượng ḥa b́nh; nhóm phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên, và ḥa b́nh và an ninh ở vùng Đông Bắc Á.
Nhóm đầu tiên không mấy hấp dẫn với Hoa Kỳ và đồng minh, bởi những lư do khá rơ ràng.
Trong lúc căng thẳng ở Triều Tiên, Mỹ nhắc đi nhắc lại Trung Quốc là 'ch́a khóa' của vấn đề
Nhóm thứ hai, phi hạt nhân hóa, B́nh Nhưỡng không quan tâm, quốc gia này đă nhấn mạnh sở hữu vũ khí hạt nhân trong thuyết chủ thể.
Tuy nhiên, Triều Tiên muốn giữ nhóm thứ ba để c̣n đường cho đối thoại, mặc dù đó có thể không phải là mục tiêu chính của đàm phán sáu bên.
Theo quan điểm của Bắc Hàn, cần đảm bảo vắng bóng kẻ thù từ bên ngoài trước khi đất nước có thể an toàn bỏ vũ khí nguyên tử.
Washington nghĩ ngược lại: hoàn toàn không thể b́nh thường hóa quan hệ nếu Bắc Hàn c̣n đang cho chạy chương tŕnh hạt nhân.
Hồi tháng Một, Ủy ban Quốc pḥng Triều Tiên tuyên bố thẳng thừng rằng Bắc Hàn sẽ duy tŕ chương tŕnh hạt nhân để làm nhụt chí các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khác – một chính sách mà, tiện thay, mượn của Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Tuyên bố này sau đó lại được thêm ủng hộ của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên, nói vũ khí hạt nhân là “cuộc sống của dân tộc”.
Mâu thuẫn gần đây nhất có thể khiến Washington muốn duy tŕ lập trường cứng rắn hơn với đối thoại an ninh và mở rộng ḥa b́nh.
"Trong khi B́nh Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ."
Trong khi B́nh Nhưỡng từ từ tiến tới hỏa tiễn tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, thời gian là thứ xa hoa đối với chính phủ Mỹ.
Có lẽ v́ thế mà Hoa Kỳ cảm thấy bất kỳ đối thoại nào không liên quan tới phi hạt nhân hóa, và nếu Bắc Hàn không tỏ ra chân thành, đều không chấp nhận được.
Tuyên bố của cả Mỹ và Triều Tiên cùng tránh câu hỏi về cuộc đối thoại chính thức và lâu dài này, là đa phương hay song phương.
Bắc Hàn lâu nay vẫn thích đương đầu trực tiếp với đối thủ của ḿnh. Ngược lại, chính quyền Obama có vẻ không ưa đối thoại song phương.
Nhưng Hoa Kỳ có thể đang tự trói ḿnh khi cứ khăng khăng muốn đối thoại đa phương về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Trong lúc căng thẳng, Hoa Kỳ nhắc đi nhắc lại, Trung Quốc là “ch́a khóa” để giải quyết vấn đề, mọi nỗ lực giải quyết khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên mà không có “ch́a khóa” đó th́ đều vô nghĩa.
Từ căng thẳng gần đây nhất, có thể thấy rất rơ rằng Hoa Kỳ và Bắc Hàn c̣n tiếp tục bất đồng đối với các vấn đề cần bàn thảo, và ai sẽ đứng ra đối thoại.
Đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn có vẻ vẫn c̣n xa mới tới.
Andrea Berger là học giả nghiên cứu phân tích nguyên tử ở Viện Royal United Services.
Andrea Berger
Học giả phân tích nguyên tử, viện Royal United Services (BBC)