- “Đi làm về là tất bật cơm nước, dọn dẹp, trông con, cày như một con trâu. C̣n chồng th́ mỗi việc ôm máy tính rồi ăn cơm. Thế mà chỉ quên bật nước tắm cho chồng là ăn ngay cái tát”, chị Loan ấm ức kể.
Chồng nói là cấm căi!
Sĩ diện, lười biếng, cộc cằn, thô bạo với vợ con là những ǵ chị N. Loan (Tây Hồ, HN) nh́n ra ở chồng sau hai năm chung sống. Chị bảo, chồng chị luôn thường trực tư tưởng “đàn bà đái không qua ngọn cỏ” nên là vợ th́ nhất nhất phải phục tùng, chồng nói là cấm căi, lắng nghe và làm theo không th́…ăn tát.
Chị kể: “'Lăo' chồng tôi chỉ hơn tôi 5 tuổi thôi mà gia trưởng và độc đoán kinh khủng. Luôn mồm bảo vợ làm việc xă hội ít thôi, chỉ cần cơm ngon canh ngọt, nhà cửa gọn gàng và con cho tốt. Đi làm về 'lăo' chỉ việc ngồi máy tính và đợi ăn cơm, chưa bao giờ động tay vào bất cứ việc ǵ. Vợ nấu nướng xong mời xuống ăn, nếu 'lăo' đang xem dở cái ǵ đó th́ cằn nhằn, bảo đợi xem nốt đă. Ngồi cạnh nồi cơm vẫn ch́a bát sang bên kia bảo vợ xới, ăn xong bảo vợ lấy tăm dù lọ tăm chỉ cách một cánh tay”.
Lúc mới cưới, chưa biết bản chất của chồng nên chị c̣n mở lời nhờ chồng việc nọ việc kia. Nhưng lần nào chị nhờ, chồng cũng chỉ ném lại một câu: “Việc của đàn bà, không lèo nhèo”. Cảnh báo là chồng “làm” thật, chỉ cần chị “lèo nhèo” lắm lời là chồng cho ngay cái bạt tai.
Minh họa. (Nguồn: Tuổi trẻ)
“Ngoài những việc nấu nướng, chăm con, giặt giũ, lau dọn nhà cửa. Sáng sáng tôi phải là quần áo, sắp sẵn để lăo mặc đi làm. Buổi chiều về th́ phải bật nước, chuẩn bị sẵn quần áo, khăn lau cho 'lăo' tắm. Có lần mải nấu cơm, tôi quên không bật nước tắm cho 'lăo', thế là 'lăo' mặt hằm hằm chạy vào bếp như muốn ăn tươi nuốt sống quát tôi. Điên tiết tôi cũng quát lại, thế là 'lăo' lao tới cho tôi cái bạt tai và rít lên: “Dám hỗn à?”, chị Loan ấm ức kể lại.
Những người biết chuyện đều hỏi chị Loan: “Tại sao lại cam chịu như vậy, ly dị quách cho xong”. Chị Loan cũng nhiều lẫn nghĩ đến chuyện ly hôn, nhưng thương con mới hơn một tuổi. Với lại chị cũng nhận ra “lăo chồng” vẫn c̣n một số điểm tốt như biết kiếm tiền, chu đáo với gia đ́nh hai bên, không rượu chè, cờ bạc...
Cũng phải sống chung với ông chồng gia trưởng, chị P. Dung (Phú Mỹ, Mỹ Đ́nh) rất khổ tâm. Chị bảo, ngay từ ngày mới cưới, chồng đă bắt chị phải học thuộc nguyên tắc: điều một chồng luôn đúng. Điều hai, nếu chồng sai, quay lại điều một. Thế nên chồng nói chỉ có đúng, không được căi, dù chồng có sai, chị cũng phải nhận lỗi.
Chị kể: “Chồng là con trưởng trong gia đ́nh nên gia trưởng khủng khiếp. Về nhà là phải cơm bưng nước rót. Nhà chồng có ai qua thăm là bắt ḿnh nghỉ làm ở nhà cơm nước. Các mối quan hệ của chồng ḿnh không được phép can thiệp, chồng đi đâu ḿnh không được phép hỏi, chồng kiếm được bao nhiêu tiền ḿnh cũng không biết.
Không cho ḿnh mặc váy ngắn quá đầu gối, không mặc áo hai dây. Tan giờ là phải về nhà, không tập thể dục, không gặp gỡ bạn bè. Chỉ cần hôm nào cơ quan có việc về muộn một chút thôi là điện thoại réo inh ỏi, lớn tiếng quát mắng. Muốn mua bộ váy, đôi dép cũng phải hỏi chồng”.
Xă hội đang ngầm cho phép thói gia trưởng?
Bà Hoàng Thị Kim Thanh, Giảng viên Khoa Văn hóa, ĐH Văn hóa Hà Nội cho biết, phần lớn đàn ông Việt đang tận hưởng sự sung sướng đó là “đi làm về chỉ việc vắt chân đọc báo, xem tivi, đợi vợ dọn cơm dâng tận miệng”. Dù Việt Nam đă có luật b́nh đẳng giới và cũng đă thực hiện nhiều chương tŕnh hành động để xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ nhưng sự thống trị mang tính hệ thống của nam giới đối với phụ nữ c̣n khá phổ biến trong xă hội Việt Nam.
Bà Hoàng Thị Kim Thanh - giảng viên khoa Văn Hóa, đại học Văn Hóa Hà Nội. Ảnh: La Hoàn
Bà Thanh cho rằng, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này là do cái nh́n của xă hội đang ngầm cho phép đàn ông có đặc quyền trong gia đ́nh.
“Nếu vào một gia đ́nh thấy chồng ngồi xem tivi, đọc báo vợ nấu cơm th́ mọi người thấy là chuyện b́nh thường, chuyện đương nhiên. Nhưng nh́n thấy cảnh ngược lại, một số người thán phục, khen ngợi người đàn ông “Biết thương vợ, biết chia sẻ”. Sự thán phục đó cũng ngầm chứa trong đó cách nh́n nhận mang tính chuẩn mực kép, cùng một việc làm nhưng phụ nữ làm th́ coi là đương nhiên, c̣n đàn ông làm th́ nhận được lời khen của xă hội.
Và không ít người khi nh́n thấy cảnh tượng đó sẽ đưa ra nhận xét thiếu thiện chí “Làm trai rửa bát quét nhà…” mà thông điệp ngầm của nó như đang mỉa mai vị thế và phần nam tính của người đàn ông. Với cách nh́n đó, xă hội đang ngầm cho phép và hợp lư hóa sự bất b́nh đẳng giới trong gia đ́nh “, bà Thanh phân tích.
Dù đă ở thế kỷ 21, nhưng nhiều đàn ông Việt, bao gồm cả trí thức, vẫn có tư tưởng: lấy vợ về là để vợ phục vụ, người vợ phải có trách nhiệm chăm lo việc gia đ́nh c̣n đàn ông th́ làm “việc lớn” nên họ không chia sẻ việc nhà với vợ. Suy nghĩ này xuất phát từ thói gia trưởng.
Tuy nhiên, ngay cả những người lấy vợ v́ t́nh yêu, v́ cần có vợ, th́ khi về sống chung với nhau, vai tṛ giới mà xă hội quy định cũng tự nhiên đẩy người vợ về phía nội trợ, chăm lo công việc gia đ́nh và người chồng làm việc lớn.
“Pierre Bourdieu, nhà xă hội học người Pháp đă nói rằng “Sự thống trị của nam giới neo chắc vào vô thức của chúng ta đến mức không nhận thấy nó nữa và nó phù hợp với mong đợi của chúng ta đến mức mà ta khó xét lại nó” v́ vậy, quan niệm “đàn ông việc nhà đàn bà việc cửa” đă “neo chắc” vào mỗi con người và biến thái dưới nhiều dạng thức khác nhau tạo nên sự bất b́nh đẳng trong gia đ́nh mà nhiều khi chúng ta không ư thức được”, bà Thanh nói.
(c̣n nữa)
Kim Minh