Thế là Trương Thị Tuyết Nga, người đẹp đoạt danh hiệu “Quư bà thành đạt nhất” trong cuộc thi Hoa hậu Quư bà đẹp và thành đạt (năm 2009), trở thành người đẹp đầu tiên của năm 2013 dính vào bê bối, bị pháp luật rờ đến. Bà Tuyết Nga vừa bị cơ quan chức năng khám xét, bắt tạm giam về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bê bối “lên ngôi”?
Phát ngôn có cánh của Bà Tuyết Nga: “Người thầy thuốc phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm”
Khối lượng tài sản của nhiều ngân hàng Nhà nước, gần chục tổ chức, cá nhân…, bị nghi vấn rằng bà này lừa đảo chiếm đoạt thật đáng nể- lên tới hơn 170 tỷ đồng, và 3,1 triệu USD.
Trong thực tế, bà Tuyết Nga đảm nhiệm chức vụ Giám đốc Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vũ Anh.
Báo điện tử Petrotimes (ngày 28/4) thông tin cho biết, sự thật, Tuyết Nga không phải “Hoa hậu quư bà”, mà chỉ đoạt một giải trong số 17 giải thưởng phụ của cuộc thi này- một cuộc thi dạo đó, đă ồn ào tai tiếng bởi nhiều chuyện lùm xùm tranh căi, kiện tụng nhau giữa các quư bà, giữa các quư bà với Ban Tổ chức cuộc thi…
Có điều, phải công nhận Tuyết Nga rất đẹp, với gương mặt và nụ cười khả ái. Gương mặt, nụ cười khả ái ấy che giấu rất giỏi, rất khéo những thủ đoạn, mưu kế không hề… khả ái của người đẹp này, khi ra tay lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của các cá nhân, các cơ quan, tổ chức ngân hàng. Đúng là đàn bà dễ có mấy tay?
Và cũng có điều, bước ra từ cuộc thi nhan sắc quư bà đầy tai tiếng, th́ từ dạo đó, dường như tai tiếng đă… bám chặt lấy bà này, trong các vụ làm ăn bê bối, gian lận dính líu đến mua bán bất động sản. V́ thế, Tuyết Nga c̣n được gắn biệt danh “Quư bà bê bối”
Thật ra th́ bê bối, từ lâu đă chẳng c̣n là đặc thù, hoặc biệt danh “ái mộ” riêng với người đẹp nào, bước ra từ các cuộc thi hoa hậu, người đẹp, hoa khôi nở tưng bừng như nấm sau mưa, khiến cho xă hội một dạo phát dị ứng v́ các cuộc thi kiểu này.
Ngay năm 2012, có thể thấy không ít người đẹp tầm tầm của làng showbiz Việt bỗng nổi tiếng bởi tai tiếng. Cái tinh thần: Phi scandal bất thành nổi tiếng, được các người đẹp hâm mộ, nhất nhất học tập, làm theo.
Như “chân dài” HQ với scandal xuất hiện tại Liên hoan phim Quốc tế HN (lần thứ hai), bằng bộ váy ren xuyên thấu. Như VTP tại cuộc thi Hoa hậu VN 2012 với scandal gian dối- có chồng mà bảo rằng không. Như Hoa hậu Nam Mekong MX, với scandal động trời- cầm đầu một đường dây gái gọi cao cấp, toàn các tên tuổi người mẫu, nghệ sĩ…, với giá bán dâm hàng ngh́n USD. Được biết, hoa hậu này có thể phải đối mặt với án tù 3-10 năm.
Nhưng dám “làm ăn” lớn đến như người đẹp Tuyết Nga th́ chưa nhiều.
Có điều, h́nh như các người đẹp dính scandal mắc chung căn bệnh “đa nhân cách”.
Trên sân khấu, trước hàng triệu khán giả xem truyền h́nh, các ứng viên hoa hậu, hoa khôi, người mẫu thường ứng khẩu bằng những lời nói hoa mỹ về sứ mệnh cao cả của cái đẹp, của hoa hậu, người đẹp. C̣n trong thực tế, họ lại làm những việc sâu sắc…xấu!
Như bà Tuyết Nga, liệu người đọc sẽ nghĩ ǵ, khi ở mặt này, thấy h́nh ảnh bà đi khám chữa bệnh từ thiện cho người nghèo, trẻ khuyết tật, với phát ngôn có cánh: Người thầy thuốc phải rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, đề cao chữ thiện, chữ tâm. Ở mặt kia, là h́nh ảnh bà bị cơ quan chức năng đọc quyết định bắt tạm giam v́ phạm tội với “chữ thiện, chữ tâm”. Chả lẽ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản chính là việc làm rèn đức, hướng tâm, hướng thiện, theo quan niệm của bà?
Liệu có phải “cái mác” hoa hậu, quư bà, hoa khôi, thông qua các cuộc thi, thực chất từ lâu, chỉ là bàn đạp cho nhiều người đẹp hướng tới cách kiếm tiền, bằng mọi cách, kể cả cách phi nhân tính, phi nhân cách nhất?
Khiến cho giờ đây, cái đẹp xuống ngôi, cho bê bối lên ngôi?
Bà Tuyết Nga từng đi chữa bệnh từ thiện cho nhiều người, đến lượt bà, cần được pháp luật chữa trị một cách nghiêm minh chứng bệnh… lừa đảo.
Bê bối, trong làng giải trí, đă đành một nhẽ. Bê bối xảy ra trong làng giáo dục khó có thể coi là “đành một nhẽ”. Bởi GD không phải là làng showbiz.
Ở đây là câu chuyện bỏ phiếu tín nhiệm để bầu tân Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong sáng 25/4 mới đây, mà GS Trần Thọ Đạt là một trong những ứng viên.
Hiếm có một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm nào bỗng trở thành bất thường, khi hàng loạt cán bộ của nhà trường… bất tín nhiệm, đồng loạt đứng lên tố cáo những bất minh của cuộc bỏ phiếu này, kiến nghị một cuộc bầu công khai và trung thực khác.
Từ GS. TSKH Lê Du Phong, cựu Hiệu trưởng nhà trường, đến các TS, thạc sĩ, giảng viên b́nh thường, đều cho rằng cách “lobby chức vụ” của ông Trần Thọ Đạt, đă vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc bầu cử và vào 19 Điều đảng viên không được làm.
Đó là việc ông này phát quà có giá trị cho những người đi bỏ phiếu, nhằm lấy phiếu tín nhiệm cho ḿnh. Thậm chí, cất công xuống Đền Trần (Nam Định) mua hàng trăm chiếc ấn để làm quà, lấy ḷng cán bộ dưới quyền đi bỏ phiếu. Trước đó, ông c̣n mời gần 30 người của các pḥng ban, khoa, viện của trường tới dự tiệc linh đ́nh.
Liệu đây là sự thật, hay là có vấn đề mâu thuẫn nội bộ trong cuộc tranh giành quyền lực?
Nếu là sự thật, trong lúc ngành GD thường kêu đời sống nhà giáo nghèo, khó khăn, th́ với việc chi tiêu phóng khoáng bất thường này nhằm mục đích ǵ?
Quyền lực vốn có ma lực khó cưỡng. Nhưng quyền lực chỉ có thể khiến con người tâm phục, khẩu phục bằng năng lực, và những thang bậc giá trị làm người một cách tử tế. Nó không thể đem đến sự b́nh ổn môi trường đào tạo, sự b́nh an cho con người bằng sự thắng thế của đồng tiền mua bán, hoặc của “nhóm lợi ích”
Trường ĐH có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xă hội về mọi hoạt động của ḿnh. Nhưng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Trường ĐHKTQDHN đang chứa đựng quá nhiều những dấu hiệu bất thường, khó “trường kế dân an”, cho thấy Bộ GD- cơ quan chủ quản, không thể ngoảnh mặt làm ngơ.
Bê bối… lên ngôi, đă không c̣n là chuyện của làng giải trí!
Nợ công- lợi tư?
Nợ công quá cao là vấn đề nhức nhối của mọi quốc gia, bởi nó là nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi nền kinh tế mỗi nước.
Với ư nghĩa đó, nợ công ở VN đặc biệt có tác động lớn, bởi nền kinh tế VN đang đứng trước những mâu thuẫn nội tại. Giữa tư duy kinh tế hội nhập, cần sự công bằng, b́nh đẳng cho các khu vực kinh tế, với thực tiễn các DNNN vẫn được “chiều chuộng” dẫn đến những hệ lụy không nhỏ.
Nợ công của VN cũng là vấn đề vừa được đặt ra tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4 mới đây.
Theo các chuyện gia, nợ công (nợ quốc gia) là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ (từ trung ương đến địa phương) đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Để h́nh dung quy mô của nợ công, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tại hội thảo này, TS Nguyễn Trọng Hậu (ĐH Almamer- Ba Lan), TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch- đầu tư) cho biết, theo chuẩn quốc tế, nợ công VN lên đến 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011. Trong khi đó, con số nợ công Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD (bằng 55% GDP). Đây cũng là con số ước tính của năm 2011 theo cách tính của VN, trong khi ở thế giới, con số nợ công thường được cập nhật hằng quư.
Nợ công ở VN đặc biệt có tác động lớn
V́ sao có sự “lệch pha” quá lớn về những con số nợ công? Theo TS Nguyễn Trọng Hậu, tiêu chí chung của thế giới về nợ công có năm thành tố, trong khi đó cách tính của VN chỉ có…ba (hai yếu tố khác chưa được tính vào nợ công là nợ của DNNN, và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí) ,
Nhưng ư kiến của các chuyên gia cho rằng, VN đang trên đường hội nhập, th́ cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công.
Khuyến cáo này chuẩn không cần chỉnh.
Bởi trong thực tiễn lâu nay, để tăng giá xăng dầu, ngành công thương thường viện lư do giá xăng dầu thế giới tăng, do kinh tế hội nhập, người dân phải chấp nhận tăng giá. Thế nhưng, sẽ rất không công bằng, và không b́nh đẳng, khi tính nợ công theo tiêu chí VN, c̣n tính giá tiêu dùng, người dân Việt lại phải theo tiêu chí …hội nhập?
C̣n ThS Đinh Mai Long (Văn pḥng Chủ tịch nước) lưu ư, trong 10 năm trở lại đây, nợ công tại VN tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững…Ngoài ra, tốc độ gia tăng nợ công khoảng 15% /năm đang dần “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 17-21%, có nghĩa là vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ.
Trước đó, theo tờ TBKTSG, Tạp chí The Economist (Anh) đă công bố nợ công tính trên đầu người VN tăng thêm 38,5 USD, lên 800,7 USD/người (so với 762, 2 USD/ người- công bố ngày 28/9/2012).
Có điều đáng chú ư, trong lúc nợ công tăng nhanh một cách đáng lo ngại, th́ trong xă hội ta, diện mạo các “nhóm lợi ích” cũng hiện dần lên trongmắt Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng, qua một đề tài nghiên cứu mới đây, được công bố hồi đầu tháng 4 tại Đà Nẵng.
Đó là các nhóm thân hữu, nhóm chung lợi ích, nhóm lợi ích cục bộ. Cho dù khác nhau về khái niệm, quy mô, tầm ảnh hưởng, nhưng bản chất các nhóm lợi ích này đều xoay quanh mối quan hệ cấu kết giữa quan chức với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân, cả về kinh tế lẫn quyền lực chính trị, thậm chí có thể tác động vào những chính sách. Thực trạng này được nhận định “ngày càng nhiều, có dấu hiệu trầm trọng hơn trong tất cả các lĩnh vực”.
Nhóm lợi ích là lực cản rất lớn
Đặt thực trạng nợ công tăng cao bên cạnh h́nh ảnh các nhóm lợi ích, có thể thấy sự phát triển của quốc gia, đang gặp không ít nguy cơ và hiểm họa. Thậm chí, ngay khi Đề án Tái cơ cấu kinh tế được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tổ chức đầu tháng 4 tại Nha Trang, không ít chuyên gia đă cảnh báo: Nhóm lợi ích là lực cản rất lớn.
Nhóm lợi ích là mặt trái của sự phát triển, hay là quy luật của sự phát triển? Câu hỏi này rất cần được làm sáng tỏ.
Có một câu ngạn ngữ rất hay: Cọp chết để da, con người ta chết để tiếng. Ở thời buổi kim tiền này, chả cần chết, mà ngay khi đang sống, con người ta đă có thể để tiếng.
Ví như người đẹp Tuyết Nga chẳng hạn, để tiếng lại cho đời cái ǵ-nhan sắc hay đức hạnh? Nhan sắc th́ chắc chắn Tuyết Nga không chống lại nổi thời gian. Chỉ có đức hạnh, nhưng đức hạnh đă bị gă Lừa đảo chiếm đoạt mất rồi.
Ví như vị GS- ứng viên nọ, giả như có trúng chiếc ghế hiệu trưởng nhà trường, vị này sẽ để lại ǵ cho đồng nghiệp và sinh viên, ngoài cách chơi… unfair?
C̣n nước Việt chúng ta, can trường và khí phách trong quá khứ, để bảo vệ, ǵn giữ độc lập tự do chủ quyền dân tộc, sẽ để lại ǵ ở thời hiện tại, trong con mắt nhân loại và hậu thế đây?
Hay để cho các nhóm lợi ích trả lời?
Nguồn: Kỳ Duyên/VNN