- An ninh bất ổn, công việc không ổn định, nỗi ám ảnh về bệnh sốt rét, xuất huyết,…, những vấn đề nóng hổi đă được các lao động Việt tại Angola trao đổi trực tiếp với PV. VietNamNet.
“Chưa sốt rét chưa biết Angola!”
Cộng đồng người Việt ở Angola trên facebook quy tụ gần 4.000 thành viên, chủ yếu là các công dân Việt đang sinh sống, làm việc tại quốc gia này.
Đây là diễn đàn chia sẻ những thông tin về t́nh h́nh bà con tại Angola, kết nối các lao động Việt Nam xa xứ.
Đây cũng chính là diễn đàn đă kêu gọi người dân Việt Nam tại Angola chung tay quyên góp tiền bạc để giúp đỡ, di chuyển các thi thể lao động xấu số về nước trong thời gian qua.
Thi thể lao động Việt bị cướp giết chết ở Angola - Ảnh: Cộng đồng người Việt ở Angola
Phóng viên VietNamNet đă kết nối với Admin của diễn đàn cũng như nhiều thành viên, để cùng trao đổi những vấn đề nóng hổi trong công việc và cuộc sống của lao động Việt tại đây.
Anh Bùi Phi Long (xă Ḥa Sơn, Đô Lương, Nghệ An) cho biết anh sang Angola đă được 1 năm, làm nghề xây dựng cho chủ thầu người Việt ở thủ đô Luanda.
“Lao động sang đây chủ yếu làm xây dựng, một số ít kinh doanh nhỏ lẻ. Hầu hết đều sống tạm bợ, công tŕnh nước sạch hiếm hoi, vấn đề ăn uống rất khó khăn” – anh Long cho biết.
C̣n anh Phạm Ngọc Ánh cho hay: “Tôi qua đây 2 năm rồi, hiện làm ở Luanda. Cuộc sống ở đây rất khó khăn, ăn uống kham khổ, rau xanh không có, thực phẩm toàn đồ đông lạnh như gà Gô Trung Quốc nhưng không phải lúc nào cũng có. Thậm chí 2, 3 ngày anh em không có thức ăn để nấu nướng, phải ăn cơm trắng, cháo trắng để đi làm”.
Điều kiện sống khắc nghiệt nên bệnh tật luôn hoành hành tại Angola. Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với lao động Việt Nam là bệnh sốt rét.
Thời tiết Angola chia thành mùa mưa và mùa khô. Anh Lương Ngọc Tuấn (SN 1991, quê Hà Tĩnh) cho biết, hiện tại Angola đang bắt đầu vào mùa khô, bệnh sốt rét rất phổ biến.
“Em qua đây được 3 năm, rất nhiều lần mắc sốt rét. Bọn em ở đây đều nói vui với nhau là “chưa sốt rét chưa biết Angola” – Tuấn cho hay.
“Bệnh sốt rét không phải là ám ảnh mà là nỗi kinh hoàng của người lao động. Số người chết v́ sốt rét c̣n nhiều hơn cả do cướp bóc” – anh Phạm Ngọc Ánh kinh hăi cho biết.
Làm chui lủi, ở tạm bợ
Lao động Việt Nam đến quốc gia này chủ yếu làm các công việc như xây dựng, photocoppy, đánh máy, bán quần áo, sửa chữa xe máy, kẻ móng tay chân.
Đặc biệt gần đây xuất hiện các đường dây đưa phụ nữ Việt Nam qua Angola bán dâm cho người Việt và cả người bản địa.
Người Việt chủ yếu tập trung ở thủ đô Luanda và một vài thành phố khác. Phần lớn các lao động tập trung vào ngành xây dựng, làm công nhân cho các chủ thầu người Việt.
“Anh em ở đây thường chia làm nhiều nhóm cạnh tranh với nhau, bề ngoài th́ vui vẻ nhưng bên trong th́ giữ miếng với nhau, nhiều lúc đă xảy ra xô xát, dằn mặt nhau về công việc làm ăn”.
Các lao động Việt Nam qua Angola chủ yếu bằng đường du lịch, bất hợp pháp. Nguồn tin cho biết tại Angola, Cơ quan quản lư người nước ngoài (De Far) thường xuyên truy quét người nhập cư bất hợp pháp, do đó lao động Việt luôn sống, làm việc trong nơm nớp sợ hăi có thể bị bắt và trục xuất bất cứ lúc nào.
“Ở đây mỗi ngày có chừng 10 người Việt Nam bị bắt giữ. Hiện có hơn 500 lao động Việt bị giam giữ tại nhà tù Viana (Luanda) chờ trục xuất về nước. Đối với những người hết hạn Visto, muốn ra khỏi nhà tù phải nộp từ 5.000 – 7.000 USD, những người chưa hết hạn cũng phải đóng khoảng 3.000 USD để được ở lại làm việc.
Các lao động Việt Nam sang đây được hứa hẹn sẽ nhận khoảng 800 – 1.000 USD/1 tháng. Nhưng thực tế không phải như vậy khi tiền lương chủ yếu tính theo ngày làm trong khi công việc và cả chỗ ở cũng không ổn định. Chủ thầu lại không trả lương trong 5 – 7 tháng đầu nên ai nấy đều lâm vào cảnh khốn đốn. Nhiều vụ xung đột giữa lao động và chủ thầu đă xảy ra” – anh Phạm Ngọc Ánh cho biết.
Một nỗi lo lắng thường trực của lao động Việt là nạn cướp bóc. Thủ phạm thường là những người bản địa. Các lao động c̣n thuật lại những việc kinh hoàng khi bị người bản địa xông vào tận nhà cướp, ban đêm ít ai dám ra đường.
“Sang đây nhiều cái phải sợ: cảnh sát, cướp bóc, bệnh tật, chủ không trả lương, thất nghiệp không có việc làm… Tôi qua 1 năm mà chưa nhận được lương, chán lắm” – anh Thái Duy Chuẩn (quê Nghệ An) cho biết.
“Thư gửi mẹ” từ nửa ṿng trái đất
Trong cộng đồng người Việt ở Angola, anh Nguyễn Soạn là lao động khá đặc biệt. Anh từng là chủ của một doanh nghiệp với 30 nhân công.
Tuy nhiên, đam mê kinh doanh sớm thất bại, anh nhập vào ḍng người đổ xô sang Angola làm việc kiếm tiền trả nợ.
Sang xứ người chưa được nửa năm, anh chia sẻ: “Cuộc sống ở Angola gần giống với cuộc sống ở những… băi vàng”.
Trước những áp lực bệnh tật, cướp bóc, bắt bớ xảy ra hàng ngày, người đàn ông “tam thập” này đă viết một bài thơ gửi về cho mẹ khiến cả cộng đồng ở đây xúc động:
“Nợ người cũng lớn chứ không Nghĩ nhiều cũng chẳng nên công trạng ǵ Đành bay sang xứ châu Phi Trước nhẹ đầu óc, sau v́ tương lai …. Khó khăn tủi nhục nổi ch́m Gian khó phải chịu cấm t́m rút lui Đêm nằm nhớ mẹ bùi ngùi Nhớ lời cha dạy sụt sùi tiếc thay Giàu ba mươi tuổi chớ hay Khó ba mươi tuổi th́ mày đừng lo
Bây giờ chẳng lấy ǵ so Lời cha mẹ dạy c̣n to hơn trời Nghĩ về cha mẹ lệ rơi Cầu Phật cha mẹ được vơi nỗi buồn Nơi này con vẫn luôn luôn Thương cha nhớ mẹ buồn nhiều hơn vui Ngày qua đêm lại giật lùi Con luôn cố gắng đẩy lùi khó khăn… ”
Và đó âu cũng là tâm trạng của hầu hết lao động Việt trên đất Angola, đang ngày ngày cố gắng “bám trụ”, chui lủi kiếm tiền gửi về trả nợ.
Cao Thái