- Để đạt mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay, ngành du lịch cần phối hợp với các địa phương sớm có biện pháp chấn chỉnh tiến tới xóa bỏ nạn chặt chém, móc túi...
Khách không muốn quay lại
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 2,4 triệu lượt, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đầu năm với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 1,5 triệu lượt người, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2012; khách đến v́ công việc là 406.400 lượt, giảm 5,4%. Khách đến bằng đường hàng không đạt gần 2 triệu lượt, giảm 6,4%.
Lư giải lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm, Tổng cục Thống kê cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến số khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh là do kinh tế trong và ngoài nước c̣n gặp nhiều khó khăn nên số người đi du lịch cũng như đi khai thác thị trường đầu tư, kinh doanh giảm.
Trong 5 năm gần đây, 80 đến 85% khách được hỏi cho rằng không muốn quay trở lại Việt Nam trong những lần du lịch sau, bởi một phần chính là những vấn nạn dẫn đến việc không hài ḷng từ du khách. Mới đây, theo khảo sát du lịch năm 2012 của website danh tiếng TripAdvisor, Hà Nội ở trong danh sách 10 thành phố du lịch rẻ nhất thế giới mùa hè năm nay. Lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt gần 4,4 triệu lượt người chỉ trong 6 tháng đầu năm. Thế nhưng, 70% số du khách đó... không muốn quay lại Hà Nội.
Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là một trong những nhóm nước có triển vọng tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới, nhưng du lịch Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng to lớn. Ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa tạo được sản phẩm mang tầm vóc thương hiệu du lịch quốc gia do cách làm c̣n thiếu tính chuyên nghiệp.
Đại diện một công ty lữ hành cho rằng, sản phẩm của du lịch Việt Nam bao năm rồi vẫn thế, chẳng có ǵ mới hơn. Trong khi giá tour lại cao hơn các nước khác 30%. Các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch; đặc biệt là đoàn khách có số lượng lớn. Những nỗ lực xúc tiến quảng bá h́nh ảnh du lịch Việt Nam, thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam đang bị làm hỏng bởi tệ nạn lừa gạt, bắt chẹt, chặt chém du khách.
Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Pḥng Truyền thông Công ty du lịch Vietravel, du lịch Việt Nam vẫn c̣n một số mặt hạn chế không đáng có dẫn đến t́nh trạng mất khách. Ông dẫn chứng, tại nhiều địa phương có các điểm đến du lịch vẫn c̣n t́nh trạng chặt chém, chèo kéo du khách, rác vứt bừa bài rồi ô nhiễm môi trường...
Tất cả những h́nh ảnh đó khiến du khách cảm thấy hoài nghi, lo lắng khi mua tour đến Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra sự so sánh môi trường du lịch trong nước và nước ngoài.
Lấy lại h́nh ảnh cho du lịch
Theo dự báo của Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA), Việt Nam đứng thứ hai trong số các điểm đến mới nổi được du khách quốc tế lựa chọn cho năm 2013. Đây là cơ hội tốt cho ngành du lịch, góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thu hút nguồn ngoại tệ lớn từ nước ngoài. Nhưng, trước nhiều thách thức và dự báo kinh tế c̣n khó khăn, ngành du lịch đang đứng trước nhiều thách thức.
Để hút khách du lịch nước ngoài, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, h́nh ảnh, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa kiến nghị Chính phủ giảm 50% thuế giá trị gia tăng (VAT) và miễn hoặc giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2013 cho các doanh nghiệp du lịch.
Tháng 3/2013, Bộ cũng đă đưa ra chương tŕnh kích cầu 2013 trên quy mô toàn quốc. Theo đó, Bộ khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch, các điểm bán hàng giảm giá dịch vụ cho khách du lịch từ 10-40% vào mùa vắng khách; đề nghị một số hăng hàng không hợp tác để giám giá vé máy bay, tổ chức các chương tŕnh quảng bá du lịch...
Ông Vũ Thế B́nh, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam, cho hay các vụ việc chặt chém du khách vừa qua ở Hà Nội có thể gây cái nh́n thiếu thiện cảm về du lịch Thủ đô, nhưng cần thiết để ta phải nh́n lại ḿnh. Theo ông, sau những vụ việc này, nên phát động một phong trào để du lịch Việt Nam thân thiện với du khách.
Liên quan đến các vụ việc du khách nước ngoài bị bắt chẹt, chặt chém vừa qua tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Sở VH-TT&DL Hà Nội đă có hành động kịp thời, chỉ sau vài giờ đồng hồ đă t́m được nghi can và đến xin lỗi đền bù thiệt hại cho du khách.
Ông Mai Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội cho biết, Sở tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương, công an thành phố, quận để hạn chế t́nh trạng “chặt chém”, đeo bám, trộm cắp tài sản của du khách; thúc đẩy các cơ quan chức năng quan tâm hơn nữa tới việc tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn và thân thiện.
Lănh đạo ngành du lịch TP.HCM th́ kiến nghị, Việt Nam cần giải quyết các vướng mắc về hệ thống tổ chức quản lư để thành lập lực lượng cảnh sát du lịch. Một khi có lực lượng này, t́nh h́nh xâm phạm du khách chắc chắn sẽ được giảm thiểu.
C̣n về phía doanh nghiệp, để ngăn chặn t́nh trạng này, bản thân các doanh nghiệp du lịch phải ngồi lại với nhau để cùng đưa ra mức giá sàn và thể hiện vai tṛ liên kết của từng hiệp hội ngành nghề trong du lịch để có những biện pháp loại bỏ những vấn nạn trong kinh doanh, sự tiếp tay để làm tiền du khách.
Để đạt mục tiêu đón 7,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm nay, thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục thực hiện quảng bá, liên kết với các hăng lữ hàng nước ngoài tạo ra những tour, tuyến và sản phẩm du lịch hấp dẫn kéo khách đến và quay lại Việt Nam.
D.Anh