Hai chị em gái của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là bà chủ của các hệ thống siêu thị Citimart và Maximark.
Cộng hưởng thêm vào sức mạnh kinh doanh và quyền lực tài chính của gia đ́nh nhà chồng Tăng Thanh Hà, không thể không kể đến hai người chị em gái ruột của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Trong khi bà Nguyễn Thị Ánh Hoa là chủ siêu thị Citimart th́ bà Nguyễn Ánh Hồng lại đứng đầu hệ thống Maximark.
Việc kinh doanh siêu thị đến khá t́nh cờ với hai bà Ánh Hoa - Ánh Hồng. Theo đó, năm 1994, khi mới về Việt Nam, bà Hồng đang có con nhỏ, hàng hóa trong nước c̣n ít ỏi nên bà và gia đ́nh mang theo về nhiều đồ dùng ở Philipines về nước.
Với số lượng lớn hàng hóa ngoại nhập mang về cả nhà sử dụng dần, bà cùng chị gái là bà Ánh Hoa đă mở một cửa hàng nhỏ ở TPHCM. Đây là cửa hàng đầu tiên kinh doanh đồ dùng cho trẻ em hoàn toàn là đồ ngoại nhập, khá có tiếng ở Sài G̣n thời điểm đó. Sự kiện này bước đầu đánh dấu nghiệp kinh doanh siêu thị của hai chị em bà Hoa và bà Hồng, dù theo hướng khác nhau.
Bà Ánh Hồng - chủ chuỗi siêu thị Maximark: Luôn luôn kỷ luật, nghiêm khắc
Năm 1994-1995, nhận thấy việc kinh doanh hứa hẹn phát triển tốt nhưng chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam bắt tay vào làm, hai chị em bà Hoa - Hồng bắt đầu lên kế hoạch mở siêu thị đầu tiên tại Sài G̣n trên đường Nguyễn Văn Cừ. Sau đó, đến đầu năm 1996, bà Hồng mở thêm siêu thị Maximark ở đường 3/2, quận 10, với diện tích rộng hơn siêu thị Nguyễn Văn Cừ. Hiện nay, sau vài lần sửa chữa mở rộng, Maximark đă trở thành một trung tâm thương mại bề thế ở quận 10.
Chuỗi Maximark của bà Ánh Hồng không phát triển mạnh về số lượng (chỉ có 2 trung tâm ở Sài G̣n, 1 ở Cần Thơ, 1 ở Nha Trang và 1 ở Cam Ranh), nhưng với hướng đi khác biệt, khách hàng mục tiêu của Maximark hướng đến là tầng lớp tiêu dùng trung lưu. Là người quản lư hơn 1.000 nhân viên cùng hơn 30.000 mặt hàng từ thực phẩm đến phi thực phẩm của Maximark, bà Ánh Hồng vẫn là người trực tiếp tuyển dụng và đích thân lựa chọn, đánh giá hàng hóa trên toàn hệ thống Maximark.
Bà Nguyễn Ánh Hồng.
Bà Nguyễn Ánh Hồng bộc bạch: "Nghề làm siêu thị, cái nản là khi ḿnh dễ dăi, bỏ lơ đi là mọi thứ lại quay về khởi điểm. H́nh như mọi quy định đều rất dễ bị lăng quên. Nên phải luôn luôn kỷ luật, nghiêm khắc".
Nói về hướng đi trong tương lai, bà Hồng cho hay sẽ tiếp tục làm siêu thị và những ǵ liên quan đến siêu thị, đồng thời tiết lộ sẽ chỉ phát triển chuỗi Maximark từ Nha Trang trở vào miền Nam. Với bà chủ siêu thị Maximark th́: "Sống là sống, việc ǵ tới tay ḿnh th́ ḿnh làm, tới tay ḿnh th́ ḿnh lo. Sống là sống hết ḷng thôi".
Bà Ánh Hoa - Bà chủ Citimart: Người mê lượm bạc cắc
Khác với cô em gái Ánh Hồng, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, chủ siêu thị Citimart lại có những cách đi táo bạo và mạnh mẽ hơn trong nghiệp kinh doanh siêu thị kéo dài ngót 20 năm của ḿnh. Kể từ khi mở ra siêu thị Citimart đầu tiên trên đường Nguyễn Văn Cừ (TPHCM), đến nay hệ thống của bà Hoa đă nhân rộng lên ngót 30 siêu thị thành viên gồm 1 trung tâm thương mại, 12 siêu thị lớn, 6 siêu thị trong Parkson và 8 cửa hàng tiện lợi B&B (Best & Buy), hoạt động tại nhiều tỉnh, thành như: Hà Nội, Tp.HCM, Nha Trang, Kiên Giang, B́nh Dương với doanh thu 1.200 tỷ dồng/năm. Bà Hoa dự tính, hệ thống của ḿnh sẽ có 100 siêu thị Citimart đến năm 2017.
Citimart là hệ thống siêu thị trực thuộc công ty Thương mại dịch vụ Đông Hưng. Đây là hệ thống mua sắm tự chọn đầu tiên tại Việt Nam chuyên về phân phối các mặt hàng nhập khẩu độc quyền, kết hợp kinh doanh đa ngành như nội thất, nhà hàng, café, bakery, vàng bạc, trang sức, mỹ phẩm, thời trang, điện máy gia dụng, chăm sóc sức khỏe, rạp chiếu phim,…
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa.
Trong khi những thương hiệu Việt Nam lần lượt rơi vào tay các đối thủ nước ngoài th́ bà chủ của hệ thống siêu thị Citimart lại mua chuỗi siêu thị mini Family Mart của Malaysia tháng 4/2010. Thương hiệu siêu thị Citimart hiện nay đă thay thế siêu thị Family Mart của Malaysia tại các trung tâm mua sắm của Parkson ở TPHCM gồm Parkson SaigonTourist, Parkson Hùng Vương, Parkson Flemington, và Parkson C.T.
Điểm khác biệt của các Citimart trong Parkson là khai thác nhóm khách hàng có thu nhập cao với các nhóm hàng thực phẩm chế biến, gia vị, nước giải khát, hàng tiêu dùng ngoại nhập hoặc hàng chất lượng cao sản xuất trong nước.
Không nói rơ về giá mua lại Family Mart, nhưng theo chia sẻ của bà Ánh Hoa th́ "Mua Family Mart là để lấy mặt bằng kinh doanh ở một nơi tốt như Parkson. Trong kinh doanh, việc nước ngoài mua của ḿnh và ḿnh mua lại của nước ngoài là chuyện b́nh thường. Đừng bao giờ nghĩ chỉ có nhà đầu tư nước ngoài mới thâu tóm doanh nghiệp trong nước, mà các thương hiệu trong nước cũng có thể làm điều ngược lại".
Cùng quan điểm với cô em gái về những khó khăn đặc thù của nghề làm siêu thị, bà Hoa tâm sự: "Làm nghề này nh́n vậy nhưng rất cực, như nuôi con mọn vậy. Chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ bị mang tiếng là làm ăn không đàng hoàng, thậm chí là lừa gạt, mà người ta đâu biết ḿnh làm với tất cả tấm ḷng".
Thừa hưởng gen kinh doanh từ cha
Được nhắc tới trong lời kể của cả 3 anh em ông Johnathan Hạnh Nguyễn, bà Ánh Hoa và bà Ánh Hồng trên báo chí, th́ người trực tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng và kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường của 3 người đều đến từ người cha - một doanh nhân thành đạt từ trước những năm 1975 ở Nha Trang.
"Anh chị em chúng tôi đều thừa hưởng gen kinh doanh của cha – một thương gia có tiếng ở Nha Trang trước và sau năm 1975 – và sự thành công của mỗi người đều có bóng dáng ông", bà Nguyễn Ánh Hồng, bà chủ Maximark cho biết.
Ngoài bà Ánh Hoa và Ánh Hồng, th́ trong gia đ́nh ông Hạnh Nguyễn, có vợ ông là bà Lê Hồng Thủy Tiên cũng được biết đến là người tiên phong làm siêu thị tư nhân đầu tiên ở Sài G̣n (siêu thị Miền Đông) từ năm 1995, khi đó có liên doanh với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu của quân đội, cùng thời điểm và hoàn cảnh với hai người chị em gái của ông khi khởi nghiệp kinh doanh siêu thị.
Theo CafeF/Tri Thức Trẻ