Những miệng núi lửa đang hoạt động chứa rất nhiều loại khoáng sản có giá trị với con người. (Thái Hồ)
Khung cảnh bên miệng núi lửa Kawah (Indonesia) huyền ảo đầy màu sắc bởi nhiều loại khoáng sản kết tinh, các hồ acid và những làn khói sương dày đặc.
Những miệng núi lửa như thế này thu hút nhiều người dân địa phương đến khai thác khoáng sản vì mục đích thương mại.
Khung cảnh bên miệng núi lửa Kawah (Indonesia) huyền ảo đầy màu sắc bởi nhiều loại khoáng sản kết tinh, các hồ acid và những làn khói sương dày đặc.
Những miệng núi lửa như thế này thu hút nhiều người dân địa phương đến khai thác khoáng sản vì mục đích thương mại.
Núi lửa Kawah hình thành từ khoảng 3.500 năm trước, và vẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng phun ra ở bất cứ lúc nào.
Đây cũng là nơi có hồ acid lớn nhất trên thế giới với diện tích khoảng 1km vuông cùng với rất nhiều khoáng sản kết tinh.
Nhiều nhất trong số đó là lưu huỳnh. Chúng phun lên từ những khe nứt có nhiệt độ tới 200 độ C, sau đó nguội đi và kết tinh thành những vỉa màu vàng đẹp mắt.
Lưu huỳnh được sử dụng trong việc sản xuất rất nhiều thứ, từ mỹ phẩm, phân bón cho tới cả rượu vang.
Mỗi ngày các thợ mỏ địa phương khai thác được chừng 14 tấn, trong khi người ta ước đoán trữ lượng lưu huỳnh tại đây là rất lớn.
Đổi lại, những con người này phải làm việc vất vả trong một môi trường cực kỳ nguy hiểm và khắc nghiệt chỉ với những trang thiết bị thô sơ.
Họ được trả tiền theo khối lượng lưu huỳnh khai thác được. Những khối khoáng chất mà người đàn ông này đang gách ước chừng nặng khoảng 75-90kg.
Họ vận chuyển khoáng sản theo cách hoàn toàn thủ công từ miệng núi lửa đi lên. Quãng đường chừng 300m rất mấp mô và dốc từ 45-60 độ.
Sau đó lại phải đi tiếp chừng 4km đường đá. Một người trung bình gánh 2 chuyến mỗi ngày. Những tai nạn trên đường đi là điều không tránh khỏi.
Tuy nhiên mối nguy hiểm thực sự nằm ở chính nơi khai thác, trong đó đáng nói nhất là làn sương khói độc hại dày đặc khắp nơi.
Thợ mỏ chỉ bịt mũi miệng qua loa bằng những miếng vải khô và làm việc nhiều giờ, trong khi người bình thường chỉ vào đây vài phút là đã nhức đầu, hoa mắt.
Hậu quả là có tới 74 người đã thiệt mạng khi đang làm việc ở đây trong vòng 40 năm qua, chưa kể rất nhiều người trở nên tàn phế.
Những người đàn ông liều lĩnh mưu sinh tại đây chủ yếu là vì họ không tìm được một công việc khả dĩ nào khác để nuôi sống bản thân và con cái.
Các nhà khoa học cho rằng thậm chí cả cư dân trong vùng cũng phải chịu nguy hiểm bởi nguy cơ nhiễm độc lưu huỳnh và nguồn nước có tính acid cao.
Việc sử dụng nguồn nước nhiễm acid có thể khiến con người gặp nhiều vấn đề về xương, răng… và tuổi thọ giảm đi đáng kể.
Đối với khách du lịch, cảnh tượng này có thể là một trải nghiệm thú vị trong chuyến đi của họ.
Nhưng với người dân nơi đây thì ngọn núi là cả một sự sống còn. Nó nuôi sống bản thân và gia đình họ nhưng đồng thời cũng là mối hiểm họa thường trực hàng ngày.
Và hy vọng rằng với tiềm năng du lịch đang ngày càng phát triển, một ngày nào đó những con người nơi đây sẽ không còn phải đùa với tử thần!