Phụ nữ Okinawa đã yêu cầu một lời xin lỗi từ thị trưởng Osaka Toru Hashimoto, người cho rằng các binh lính Mỹ đóng quân trên đảo đã giúp cho nền công nghiệp tình dục ở đây phát triển.
Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto (Ảnh: Franck Robichon/European Pressphoto Agency)
Đầu tuần này, chính trị gia trẻ tuổi này cũng gây ra làn sóng phản đối tại Trung Quốc và Hàn Quốc với phát ngôn rằng hệ thống, trong đó các phụ nữ châu Á bị ép làm gái mại dâm trong suốt Thế chiến II, là "cần thiết" để duy trì kỷ luật trong quân đội Nhật.
Hầu hết các nhà sử học đều cho rằng phụ nữ đã bị ép trở thành nô lệ tình dục cho quân đội Nhật Bản.
25 tổ chức phụ nữ tại Okinawa đã đưa ra một bản thông báo nói rằng chuỗi đảo "vẫn sống giữa những vết sẹo chưa liền từ chiến tranh và những bạo lực hàng ngày do quân đội gây ra".
"Chúng tôi mạnh mẽ phản đối bình luận của ông Hashimoto và yêu cầu một lời xin lỗi cũng như rút lại lời nhận xét," thông báo cho hay.
"Cho dù là trong thời chiến hay không, quan điểm sử dụng phụ nữ như một công cụ (để giải tỏa nhu cầu tình dục) là vô cùng quá quắt," tờ Okinawa Times trích lời bà Masako Ishimine, một thành viên của cơ quan phụ nữ địa phương. "Có phải ý của ông ấy là phụ nữ nên chấp nhận điều này bởi đàn ông đã phải làm việc vật vả?"
Những phản ứng được đưa ra vào lễ kỷ niệm 41 năm Okinawa được Mỹ trả lại cho Nhật Bản (năm 1972).
Khoảng 200.000 phụ nữ tới từ bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc và Philippines cũng như một số nơi khác bị ép vào các nhà thổ để mua vui cho quân đội Nhật tại các khu vực bị Nhật Bản chiếm đóng trong suốt Thế chiến II.
Các nhà lập pháp và tổ chức nhân quyền tại các quốc gia này đã nhanh chóng phản ứng với những lời bình luận của ông Toru Hashimoto.
Tại Philippines, Rechilda Extremadura, giám đốc của Lila Pilipina, một nhóm vận động gồm 104 thành viên là "phụ nữ giải khuây" như cách gọi của thị trưởng Hashimoto.
"Không có quốc gia nào có quyền xúc phạm phụ nữ và biến chúng ta thành nạn nhân để họ có thể sống sót qua chiến tranh," bà nói. "Một người nào đótrongvị trí của mìnhnêncó trách nhiệm hơnvới những nhận xétcủa họ."
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng việc ép buộc các nô lệ tình dục, còn được gọi là “phụ nữ giải khuây”, là tội ác nghiêm trọng của quân đội Nhật Bản, là hành vi vi phạm nhân quyền làm ảnh hưởng tới nhân phẩm của các nạn nhân.
Tờ Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn một quan chức chính phủ nói rằng phát ngôn của ông Hashimoto thể hiện "một sự thiếu hiểu biết về lịch sử trầm trọng cũng nhưng thiếu tôn trọng quyền con người."
Sau khi đầu hàng, toàn bộ Nhật Bản đã nằm dưới quyền kiểm soát của liên minh do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên trong khi quyền kiểm soát đất nước được trao trả lại cho một chính phủ dân sự vào năm 1952, Okinawa vẫn là khu vực do Mỹ quản lý cho tới năm 1972.
Okinawa đã biến thành một nơi kết hợp giữa thiên đường nghỉ dưỡng và căn cứ chiến lược của Mỹ tại Thái Bình Dương với khoảng 47.000 lính Mỹ tại Nhật Bản, như một phần của thỏa thuận an ninh.
Tội phạm cũng đi kèm với sự xuất hiện của hàng ngàn quân nhân trẻ, bao gồm cưỡng dâm và hành hung.
Nhận xét của Thị trưởng Osaka Toru Hashimoto rằng những quân nhân được phép lui tới các nhà thổ hợp pháp để mang tới cho họ một lối thoát trước những nỗi thất vọng, nếu khôngcó thể dẫn đếnbạo lựchoặc tội phạm.
Shoko Toguchi, thành viên của một nhóm quyền phụ nữ cho rằng Hashimoto "thiếu ý thức về nhân quyền và không thể cảm nhận được nỗi đau của người dân Okinawa," JiJi Press đưa tin.
Sầm Hoa(Theo JapanToday/China Daily/BBC)