Người ta thường bảo rằng khi yêu và lấy chồng, nên chọn người con trai có hiếu với mẹ, thương yêu anh chị em. Người như thế nhất định sẽ yêu vợ, thương con.
Tôi chọn anh cũng v́ sự yêu thương, cung kính nhất mực của anh với mẹ ḿnh và sự chăm chút chu đáo của anh dành cho hai cô em gái. Thế nhưng bây giờ, chính điều đó đang phá hoại cuộc sống của gia đ́nh tôi, khiến tôi chán nản cùng cực, chỉ c̣n nghĩ đến hai từ ly hôn.
Ra trường được hai năm, chúng tôi cưới nhau. Suốt năm năm đầu hôn nhân, vợ chồng tôi ăn uống tằn tiện, chi tiêu dè xẻn chỉ để xây nhà cho mẹ anh và hai cô em gái. Tôi có thai cũng chẳng được bồi dưỡng ǵ. Con tôi ra đời chỉ toàn uống sữa nội, chơi đồ chơi thải đi của các cháu tôi. Nhiều lúc nghĩ mà cay đắng, nhưng tôi cũng tự an ủi thôi th́ anh là con trai duy nhất, xây cái nhà cũng để cho chúng tôi sống chung. Thế nhưng nhà xây xong, những pḥng đẹp nhất, thoáng đăng nhất đều dành cho họ, vợ chồng tôi chỉ được một gian nhỏ xíu, thực chất là cái gác xây thêm. Hai vợ chồng hai đứa con hết sức bức bối, chật chội nhưng anh lại vui vẻ, hạnh phúc v́ những người thân của anh được rộng răi, thoải mái. Thấy vậy, tôi cũng đành nén chịu, v́ tôi nghĩ đă đến lúc được tự lo cho ḿnh. Thế nhưng, tôi lại bật ngửa khi biết chồng tôi bắt đầu nghĩ đến chuyện tích lũy để dựng vợ gả chồng cho các em. Mà có phải ít đâu, anh muốn các em cũng phải có nhà cửa, có của hồi môn đàng hoàng để mẹ anh mở mày mở mặt. Thế là lại tiếp tục cảnh sống cũ: lương tôi chi tiêu cho gia đ́nh, lương anh để dành chu cấp cho nhà anh.
Tôi đi làm lương cũng khá cao nên thật ra cuộc sống cũng không gọi là thiếu thốn, nhưng quan trọng là tôi cảm thấy rất tủi thân. Các cô em gái anh biết t́nh cảm của anh nên chúng chẳng e dè ǵ với tôi. Những năm đầu, chúng c̣n kín đáo khi xin anh cái này cái kia, c̣n bây giờ, chúng coi như chuyện anh chi tiền mua sắm, ăn học, đổi xe cho chúng là chuyện đương nhiên. Nhiều lần thấy anh móc vài triệu đưa cho chúng mà không cần hỏi tôi lấy một câu, tôi thật sự không thể nào chịu đựng được. Có lần, tôi góp ư cho chúng về sự tiêu pha hoang phí, chúng c̣n hỗn xược trả lời tôi, đó là tiền của anh Hai chúng, có phải tiền tôi đâu mà tôi ư kiến. Câu đó chúng đă nói thẳng vào mặt tôi khi có lần nghe chồng tôi bảo: "Vợ chồng như y phục, anh em mới là thủ túc. Y phục th́ cũ thay, chứ tay chân làm sao thay được".
Hiếu thảo với mẹ và thương yêu em út của ḿnh, nhưng chồng tôi lại rất thờ ơ với gia đ́nh tôi. Anh chưa bao giờ nghĩ đến chuyện biếu quà Tết cho cha mẹ tôi. Đến nhà tôi anh chỉ ngồi một đống ngoài pḥng khách, tôi nhờ chuyện ǵ cho cha mẹ vợ, anh cũng miễn cưỡng và khó chịu. Anh thường nói ông bà bảo: “Dâu là con, rể là khách” nên anh đối đăi với gia đ́nh bên tôi như người ngoài. Thời gian xây nhà của mẹ anh, tôi có ư muốn về ở nhờ ba mẹ tôi cho tiện, anh bảo con rể về nhà cha mẹ vợ ở là nhục, là “chó chui gầm chạn”, có chết anh cũng không nhờ vả đàng vợ.
Đă hơn mười năm chung sống, giờ trong đầu tôi luôn lởn vởn ư định ly dị. Cha mẹ tôi ngăn cản, cho rằng anh cũng chưa bao giờ có cư xử ǵ quá đáng, cũng không trăng hoa ngoại t́nh, không rượu chè bài bạc, được thế đă là may trong thời buổi hiện nay. Riêng tôi, chỉ nghĩ đến chuyện anh coi vợ con ḿnh như y phục, muốn thay lúc nào th́ thay là ḷng đă cay đắng vô cùng.
Theo Phụ nữ TPHCM