- Ai sai, ai đúng, ai phải xin lỗi, xin lỗi trong phạm vi chừng mực nào, chúng ta chưa bàn đến, ở đây chúng ta chỉ ghi nhận một nguyên nhân-kết quả sau: Tàu cá Đài Loan vào đánh bắt trong khu vực chủ quyền của Philipines và một ngư dân Đài Loan bị bắn chết.
Dùng ngư dân làm công cụ bành trướng là độc ác, vô nhân đạo
Từ trước đến nay, dù v́ mục đích chính trị hay bành trường th́ căn cứ t́nh h́nh, hễ khi có lợi, có thời cơ, có khả năng là Trung Quốc sẵn sàng gây chiến. Chiến tranh với Liên Xô (Liên bang Nga), với Ấn Độ và 3 lần tấn công Việt Nam đă chứng minh điều đó.
Trên Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, một vị trí chiến lược trọng yếu về quân sự, một con đường huyết mạch, sống c̣n của nền kinh tế xuất nhập khẩu của Trung Quốc th́ chiếm đoạt Biển Đông, biến thành “ao nhà” là mục tiêu chiến lược trọng yếu, cấp bách, đương nhiên Trung Quốc sẽ không bao giờ e ngại dùng vũ lực, đặc biệt, với sự trỗi dậy của ḿnh, có một lực lượng quân sự đáng kể th́ việc gây chiến, dùng vũ lực trên Biển Đông của Trung Quốc không ai có thể nghi ngờ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn chưa động thủ trên Biển Đông không phải v́ Trung Quốc có thiện chí, yêu chuộng ḥa b́nh mà nói rơ ra là Trung Quốc chưa đủ khả năng để làm việc đó.
Nên biết rằng, Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông. Điều ǵ xảy ra khi Biển Đông thành biển lửa (chiến tranh)?
Đánh chiếm được đảo nào đó khó khăn bao nhiêu th́ việc giữ được nó c̣n khó khăn gấp bội, nhưng với Trung Quốc, khi gây nên “Biển Đông thành biển lửa” th́ việc giữ đảo chiếm được không quan trọng bằng phải bảo vệ an toàn 29 tuyến đường hàng hải mà nếu bị cắt đứt th́ nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ngay tức khắc.
Trung Quốc liệu có làm chủ t́nh h́nh Biển Đông trước khi “cơn co giật” của nền kinh tế xảy ra? Câu trả lời cực kỳ quan trọng, sống c̣n này, rất đáng tiếc, không thuộc về Trung Quốc.
Rốt cuộc hạm đội Nam Hải lấy đâu ra lực lượng để bảo vệ và dù cả PLAN cũng chưa chắc đảm bảo an toàn trong khi chưa nói đến bị các đối thủ ḱnh địch khác như Nhật Bản, Đài Loan đang chờ thời cơ để lợi dụng.
Với sự bảo kê của tàu chiến, tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc như những con thiêu thân, bất chấp, càn quấy… tràn vào quần đảo Trường Sa Việt Nam sẽ có ngày bị trừng trị thích đáng.
Đây là t́nh huống dễ dàng nhất dành cho Trung Quốc nhưng đă khó vượt qua, vậy, nếu như khi “Biển Đông thành biển lửa”, các nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn, Nhật Bản có lợi ích quốc gia trên Biển Đông can thiệp bằng nhiều cách, các nước nhỏ trong khu vực đoàn kết lại…th́ Trung Quốc có thành công không? Không, và đó là lư do khiến Trung Quốc không dám động thủ trên Biển Đông lúc này.
Nhưng, trong chiến lược biến Biển Đông thành “ao nhà” đầy tham vọng, Trung Quốc tiến hành thực hiện nhiều sách lược.
“Gác tranh chấp cùng khai thác” là sách lược đầu tiên bị thất bại bởi hành động của Trung Quốc như ngang ngược biến vùng không tranh chấp thành tranh chấp… đă “ḷi đuôi bành trướng” khiến chẳng ai “cùng khai thác” với Trung Quốc.
Sách lược tiếp theo đó là: Dùng lực lượng quân sự đằng sau phô trương sức mạnh, đe dọa, tạo điều kiện cho tàu Ngư chính có lượng giăn nước lớn xua đuổi tàu cá đối phương, hỗ trợ bảo vệ cho lực lượng tàu cá tràn vào chủ quyền của quốc gia khác đánh bắt (ăn cướp) hải sản nhằm hợp thức hóa chủ quyền (phi pháp).
Sách lược mới này đă thu được hiệu quả bước đầu trong vụ Scarborough khiến Bắc Kinh hết sức phấn khích và coi lực lượng tàu Ngư chính, tàu cá chính là lực lượng “hải quân thứ hai”, là công cụ bành trướng lợi hại nhất trong chiến thuật “không đánh mà thắng”.
Đây là con tàu chở hàng của Trung Quốc bị Nga bắn ch́m năm 2009 v́ xâm phạm lănh hải Nga.
Có thể nói, hải quân tập trận phô trương sức mạnh đằng sau, tàu Ngư chính hỗ trợ, bảo vệ cho tàu cá đánh bắt phía trước, ba lực lượng này là nguyên nhân chính đă khuấy động, gây căng thẳng trên Biển Đông.
Đă là bành trướng, xâm lấn th́ bất chấp, ngang ngược, hung hăng, coi thường tất cả. V́ thế, tất yếu, các lực lượng thực hiện nhiệm vụ đó hành động cũng ngang ngược, hung hăng, càn quấy là điều không tránh khỏi.
Cắt cáp tàu thăm ḍ dầu khí Việt Nam, bắn cháy tàu cá, ban đêm đâm ch́m tàu cá Việt Nam rồi bỏ chạy, cậy đông, tổ chức hàng chục, hàng trăm tàu cá lấy thịt đè người tràn vào EEZ của nước khác…đă khiến cho lực lượng tàu cá, Ngư chính Trung Quốc bị căm ghét nhất trên Biển Đông.
Vụ việc Philipines bắn hơn 45 phát súng vào tàu cá Đài Loan v́ tưởng nhầm là Tàu cá Trung Quốc, làm một ngư dân 65 tuổi thiệt mạng khiến t́nh h́nh Biển Đông càng nóng lên.
Philipines phải chấp nhận một cái giá phải trả nào đó, tuy nhiên dư luận không ai là không cảm nhận được, hiểu được, đó chính là biểu hiện sự uất ức tột độ của Philipines không thể kiềm chế nổi khi sự hung hăng, ngang ngược càn quấy của tàu cá Trung Quốc đă chèn ép chiếm quyền kiểm soát Scarborough của Philipines vừa qua, khi sự ngang ngược, trắng trợn bởi lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương phi lư của Trung Quốc.
45 phát súng của Philipines có thể khiến Đài Loan và Philipines tạo ra một vùng đánh cá chung nhưng với Trung Quốc th́ không.
Đó là lời cảnh báo cho chiến thuật đưa tàu cá lên tuyến đầu của Trung Quốc đă đến lúc phải suy nghĩ lại. Một quốc gia khi “tàu to, súng dài” c̣n không làm họ sợ, vẫn dám đánh để bảo vệ chủ quyền th́ không lẽ lại lùi bước trước những con tàu cá, Ngư chính nghênh ngang?
Ngư dân Đài Loan đă 65 tuổi vẫn c̣n đi biển và có lẽ ngư dân Trung Quốc cũng vậy thôi, rất vất vả khó nhọc để mưu sinh. Lợi dụng họ, coi thường tính mạng của họ, biến họ thành công cụ để thực hiện mưu đồ sai trái là vô trách nhiệm, vô nhân đạo, độc ác với chính dân tộc ḿnh.
Theo Đất Việt