Chuyện James McCormick, một thương gia người Anh, bán hàng rởm cho khoảng 20 nước trên thế giới trong 10 năm nằm ngoài sự tưởng tượng của mọi người. “Tổ sư bịp bợm” này đă bị kết án tù ngày 2/5/2013.
Thiết bị “ḍ t́m đủ thứ” bán đắt như tôm tươi
Những năm 2000, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước từng trải qua thời kỳ chiến tranh ác liệt hay đang đối diện với nạn khủng bố và buôn lậu ma túy, bị “hớp hồn” bởi một thiết bị có tên là ADE (Advanced detection equipment: Thiết bị ḍ t́m cao cấp) do công ty ATSC, một công ty tư nhân ở Anh, sản xuất. James McCormick là giám đốc công ty này, đồng thời cũng là người tự nhận đă sáng chế “máy thần”.
|
“Tổ sư” bịp bợm James McCormick |
Theo quảng cáo tiếp thị của nhà sản xuất, thiết bị có thể t́m và “phát hiện đủ thứ”, từ bom, đạn, súng, ma túy, ngà voi, tiền giấy, nấm truffle (loại nấm đắt tiền mọc ngầm dưới đất) cho đến người đang lẩn trốn. Khả năng ḍ t́m của mays rất thần kỳ: Hoạt động hiệu quả trong khoảng 1km dưới mặt đất, 31m dưới mặt nước và 5 km từ mặt đất trở lên. Có thể ḍ t́m xuyên bê tông, xuyên các vật cản bằng kim loại và cơ thể người…
Mặc dù đa năng, đa dụng như vậy, nhưng cấu tạo của “máy thần” hết sức giản dị, gồm một cọng ăng ten có thể xoay chiều, gắn vào một tay nắm bằng nhựa, và vài chiếc thẻ.
Thiết bị hoạt động chẳng cần tới pin hay nguồn điện bên ngoài. Nó hoạt động nhờ vào năng lượng do chính người sử dụng máy “sản xuất” ra trước và trong khi thao tác. Trước khi sử dụng thiết bị, người dùng phải đi bộ một lúc để “sạc năng lượng” cho thiết bị, kế đó lựa một thẻ thích hợp đưa vào máy.
Theo nhà sản xuất, thẻ đóng vai tṛ quyết định trong việc ḍ t́m. Thẻ có nhiều màu khác nhau để dùng, tùy theo mục tiêu ḍ t́m. Nếu muốn t́m chất nổ, chọn thẻ màu cam; t́m ma túy, chọn thẻ màu xanh; t́m người, chọn màu đỏ.
Các thẻ này phải được “lập tŕnh” trước khi đem dùng, bằng cách đặt thẻ vào một cái liễn bằng sứ cùng với chất liệu muốn ḍ t́m (ví dụ ma túy, chất nổ...), c̣n t́m người th́ thẻ phải để chung với… máu người trong một tuần. Cách làm quái lạ này được giải thích là “để thẻ hấp hơi chất muốn t́m”.
Khi dùng thiết bị, người sử dụng được chỉ dẫn phải thư giăn đầu óc và thân thể, xóa hết tạp niệm để tập trung vào việc ḍ t́m. Nhà sản xuất cảnh báo nếu người sử dụng thiết bị có “tâm viên, ư mă” (ư nghĩ nhảy lung tung như con khỉ, chạy loăng quăng như con ngựa, đang nghĩ chuyện này, thoắt nghĩ sang chuyện khác - PV) th́ kết quả ḍ t́m sẽ không chính xác.
“Máy thần” càng bán nhiều, người chết cũng càng nhiều
Cấu trúc sơ sài, cách vận hành thiếu cơ sở khoa học vậy mà nhà sản xuất hét giá đến tận trời. “Máy thần” có 3 mẫu, mới và đắt nhất là mẫu ADE651. Hăy xem một vài vụ mua bán máy này để thấy người mua dám chi “bạo tay” như thế nào.
|
Những máy t́m banh golf được nổ là “máy ḍ t́m đủ thứ” |
Năm 2008, Bộ Nội vụ Iraq mua 800 máy với số tiền 32 triệu USD (b́nh quân 40 ngàn USD mỗi chiếc); năm 2009 mua thêm 700 máy với giá 53 triệu USD (trung b́nh hơn 70 ngàn USD mỗi chiếc), và sau đó mua thêm một 100 cái nữa.
Chính phủ Mexico mua một máy giá hơn 60 ngàn USD.
Sau này, trước ṭa, McCormick khai đă bán sáu ngàn máy cho Iraq và một ngàn máy khác cho lực lượng quân đội và cảnh sát nhiều nước. Ông ta nói Liên Hợp quốc cũng là khách hàng, đă mua 5 “máy thần”.
Mc Cormick cố thuyết phục để Liên Hiệp quốc mua thêm 80 cái nữa nhưng không thành công. Danh sách khách hàng c̣n có quân đội Afghanistan, cảnh sát Ả rập Xê út, cảnh sát Ấn Độ, cảnh sát tuần tra biên giới Thái Lan, cảnh sát chống ma túy Bỉ, lực lượng an ninh Pakistan, quân đội Kenya...
Trang web quảng cáo cho “máy thần” khoe rằng chính phủ Jordan yêu cầu các khách sạn nước này dùng “máy thần” ḍ t́m bom xe hơi vào hầm đậu xe.
Một vài lư giải cho việc các nước chịu chi nhiều tiền để mua “máy thần”: Thiết bị hết sức gọn và đơn giản, khi vận hành không cần thêm sự hỗ trợ hoặc tốn kém ǵ thêm, tính ra đỡ tốn kém hơn sử dụng chó nghiệp vụ. Thêm nữa, nhà sản xuất “gây mê” khách hàng bằng quảng cáo, và quan trọng hơn hết, nhờ sự giúp đỡ của những “người trung gian” quyền lực và uy tín.
Đến lúc tính hiệu quả của “máy thần”. Hầu hết các chốt kiểm soát an ninh của Iraq đều sử dụng máy này để t́m chất nổ giấu trong người hay trong xe của kẻ khủng bố. Vậy mà các vụ nổ bom vẫn xảy ra làm nhiều người thiệt mạng.
Nhiều dân thường Iraq kể rằng dù họ không cất giấu vũ khí, nhưng vẫn bị “máy thần” bắt lại v́ nhầm mùi thơm của dầu gội và xà pḥng tắm trên người họ với mùi…bom, trong khi kẻ khủng bố mang hay chở chất nổ qua trạm kiểm soát lại trót lọt.
Từ năm 2009, các báo Anh, Mỹ, Đức đă đăng tải thông tin liên quan tới kết quả điều tra về tính hiệu quả của “máy thần”. Đài BBC của Anh đă yêu cầu Pḥng thí nghiệm máy tính của Đại học Cambridge t́m hiểu, đánh giá về thẻ được “chương tŕnh hóa” của máy.
Kết quả cho thấy thẻ dùng kỹ thuật như đă dùng cho thiết bị chống ăn cắp của các cửa hàng bán lẻ. Các cuộc thử nghiệm do các chuyên gia chất nổ Mỹ, Israel thực hiện trong các pḥng thí nghiệm tân tiến đều kết luận không thể tin cậy vào độ chính xác của ADE 651.
Các sĩ quan cao cấp của quân đội Anh, Mỹ đóng tại Iraq cho rằng nhiều binh lính và dân thường v́ tin vào “máy thần” nên phải chết oan uổng.
Đến lúc này, chính quyền Anh buộc phải mở cuộc điều tra h́nh sự đối với McCormick.
Chân dung “nhà sáng chế” McCormick.
Cuộc điều tra đă làm rơ sự thật về “nhà sáng chế” McCormick, 57 tuổi, cựu cảnh sát viên của hạt Somerset (Anh). Năm 1997, McCormick lập một công ty tư nhân ở Somerset, lấy tên là công ty ATSC. Khoảng năm 2001, đối tượng t́nh cờ nh́n thấy một dụng cụ có tên là Golffinder dùng để t́m banh trong môn thể thao golf, giá chỉ 20 USD, và nảy ra ư tưởng làm tiền với dụng cụ này.
Từ năm 2001 - 2006, ông ta mua 300 Golfinder, dán nhăn công ty của ḿnh lên, đặt cho nó tên mới là ADE100 rồi chào bán.
|
Binh sĩ Iraq càng dùng “máy thần” t́m chất nổ, người chết càng nhiều |
Sau đó, McCormick chỉnh sửa máy t́m banh golf, cho ra đời “máy thần”, quảng cáo nó có chức năng ḍ t́m bom, bán với giá bảy ngàn USD. Rồi thêm hai mẫu nữa, ADE650, ADE651, được chào bán ra nước ngoài. McCormick cho rằng “máy thần” được tin dùng khắp nơi v́ nó “chẳng bao giờ sai”. Theo ông ta, trong trường hợp máy không chính xác th́ đó là do… người sử dụng không thực hiện đúng hướng dẫn.
Điều tra cho thấy giá thành sản xuất loại máy “giẻ rách” này chỉ có 250 USD. McCormick khai giá thiết bị đáng ra chỉ bán giá tám ngàn USD, nhưng thực tế bán tới giá 70 ngàn USD (gấp 280 lần giá sản xuất) v́ “cộng thêm chi phí huấn luyện sử dụng thiết bị” và chi hoa hồng cho “c̣”.
Trong lúc máy bị tố cáo là đồ rởm, một vị tướng lănh đạo đơn vị chống bom thuộc Bộ Nội vụ Iraq, công khai khẳng định sự tin tưởng hoàn toàn vào máy.
Tháng 2/2011, viên tướng này bị bắt về tội tham nhũng mà tâm điểm là việc mua loại máy quái quỷ nêu trên. Vài quan chức cao cấp khác của Iraq cũng đă vào tù v́ liên quan.
Tháng 1/2010, McCormick bị bắt v́ bị t́nh nghi gian dối, lừa gạt, “máy thần” bị cấm bán sang Iraq và Afghanistan.
Ngày 23/4/2013, James McCormick bị buộc các tội vi phạm Luật chống lừa đảo 2006 của Anh và nhận án 10 năm tù trong phiên ṭa ngày 2/5/2013.
Báo chí công bố nhiều ảnh về nhà cửa, du thuyền sang trọng, cho thấy cuộc sống xa hoa của “tổ sư bịp bợm”. Cảnh sát vẫn tiếp tục truy t́m tài sản do gian dối mà có của McCormick.
Theo Xa lộ pháp luật