Trong phần giới thiệu ngắn gọn, nhà văn Bấm Phạm Thị Hoài viết: “Bạn có thể thích hay ghét, rất thích hay rất ghét, khen hay chê tác phẩm Phản Kiều, hay Tân Đoạn trường tân Thanh này, nhưng tôi tin rằng bạn sẽ không thể dửng dưng với nó”.Tôi không phải là người thuộc fan hay antifan, nhưng phải nói là tôi không thể dửng dưng.
Trước hết v́ cái tên Nguyễn Viện. Ông là một nhà văn tôi cho là thuộc nhóm lạc lơng. Cách viết của ông khiến cho những người đọc “định hướng Khổng tử” và nhất là “định hướng xă hội chủ nghĩa” đều dị ứng.
Ông là nhà văn trên mạng, cũng có thể hiểu là “liều mạng”. Một nhà văn húc đầu vào những vấn nạn bùng nhùng của đất nước, trước những đống đá chực ném vào ḿnh và trước c̣ng số 8, nếu không liều mạng th́ là ǵ?
Cũng có thể bảo rằng ông là nhà văn cách mạng v́ đă dám bước qua những định kiến đúc sẵn, những lối ṃn xưa cũ, dám đi theo lề của ḿnh chứ không theo lề của những con cừu.
Nhưng dù ǵ th́ cũng có thể khẳng định rằng, ông rất Nguyễn Viện, nghĩa là rất dũng cảm.
Tôi không cho rằng ông xúc phạm một bậc danh nhân văn hóa thế giới, là cụ Nguyễn Du, khi h́nh thành tiểu thuyết Đĩ Thúi với những nhân vật đ́nh đám trong Đoạn Trường tân thanh.
Cụ Nguyễn đă đem tâm t́nh để viết lại Kiều, là cái bóng chiếu rọi của chính thân phận ḿnh.
'Hiển hiện thế nào?'
Vậy thử xem nàng Kiều của ông hiển hiện như thế nào?
“Nàng đi xuyên suốt ḍng lịch sử từ những kỹ viện đầu tiên do Quản Trọng, Tể tướng nước Tề sáng lập khoảng 2700 năm trước đến các khu đèn đỏ đương đại.”
'Truyện Kiều' là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du
“Nàng là một cô gái xinh đẹp. Nhưng xinh đẹp và e lệ th́ cũng đến lúc phải đi tiểu. Tiết tháng ba ở rừng biên cương mát mẻ và phong quang, v́ thế nàng đă phải đi hơi xa để t́m một chỗ kín đáo. Kiều Nhi nh́n thấy một g̣ đất. Và nàng ngồi xuống. Cỏ vàng hiu hiu…”
Đây là Thúc Sinh và Từ Hải:
Từ Hải hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào để sửa sai?”
Thúc Sinh nói: “Có hai cách. Một là ra khỏi Đảng. Hai là xóa bỏ Đảng.”
Từ Hải lắc đầu. Ư nghĩ ấy chưa bao giờ có trong đầu chàng.
Từ Hải hỏi: “Không có cách thứ ba sao?”
Thúc Sinh nói: “Tất cả các cách c̣n lại đều vô ích.”
Từ Hải hỏi tiếp: “Anh chọn cách nào?”
Thúc Sinh nói: “Không chọn cách nào cả.”
Từ Hải hỏi mà dường như không nhắm vào ai: “Vậy th́ chúng ta đang vui chơi, hay làm cách mạng?”
Thúc Sinh cười, nói: “Chúng ta đang kiếm ăn.”
'Bỏ tù lịch sử'
Và đây là Hồ Tôn Hiến:
Hồ Tôn Hiến hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào thoát được việc luận tội của lịch sử?”
Thúc Sinh bảo: “Th́ cứ bỏ tù lịch sử.” "Hồ Tôn Hiến hỏi Thúc Sinh: “Làm thế nào thoát được việc luận tội của lịch sử?” - Thúc Sinh bảo: “Th́ cứ bỏ tù lịch sử.”"
Lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Viện
Hồ Tôn Hiến lại hỏi: “Làm sao bỏ tù được lịch sử?”
Thúc Sinh cười bảo: “Cũng đơn giản thôi, hăy bỏ tù mấy thằng viết sử. Chúng là các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo ngoài lề, các nhân sĩ, trí thức phản kháng…”
Hồ Tôn Hiến nói: “Bọn chúng đông như ruồi. Bắt đứa này nó đẻ ra đứa khác.”
Thúc Sinh bảo: “Phải chuyên chính thôi đồng chí ạ.”
Qua đó chúng ta thấy Thúc Sinh trở thành quân sư quạt mo, Từ Hải tầm thường hèn nhát. Hồ Tôn Hiến hiểm độc, tàn bạo. C̣n Sở Khanh th́:
Hồ Tôn Hiến hỏi: “Anh biết việc tôi cần chứ?”
Sở Khanh nhanh nhẩu: “T́m cho ngài một cô gái?”
Hồ Tôn Hiến hỏi như không nghe Sở Khanh nói ǵ: “Anh vẫn c̣n khả năng lừa t́nh chứ?”
Sở Khanh: “Vâng, đấy là nghề của tôi.”
Hồ Tôn Hiến nói: “Tôi muốn anh lừa cả bầy cừu.”
Sở Khanh: “Thưa được ạ. Nhưng tôi cần chính danh.”
Hồ Tôn Hiến nói: “Thúc Sinh sẽ làm thủ tục cho anh.”
'Tính cách liều mạng'
Một nhân vật khác cũng đ́nh đám không kém, không thể thiếu trong thời đại của chúng ta. Đó là Mă Giám Sinh, một tay kết cấu cùng với Tú Bà, buôn người:
Trên danh thiếp của Mă Giám Sinh có hai chức danh: Giám đốc Công ty Xuất khẩu Lao động và Giám đốc Công ty Cung ứng Nhân sự và Dịch vụ gia đ́nh. "Thường, những nhân vật như thế này khiến người đọc hay liên tưởng đến thằng A, lăo B, con C. Nhưng chính v́ kỹ thuật biến không thành có, biến có thành không, nên tác giả không để ta đủ thời gian mà định h́nh một kẻ nào. Đây không phải là tiểu thuyết ám chỉ như đă từng một thời rộ lên ở Hà Nội."
Trên thực tế, Mă Giám Sinh chỉ làm c̣ cho Thúc Sinh trong vụ việc buôn người này. Hắn về các vùng nông thôn tuyển người và lấy tiền c̣ cả hai đầu…
Mă Giám Sinh nói với các anh giai và chị gái: “Chỉ cần 2000 đô thế chân, các bạn sẽ đến thiên đường.”
Nghèo không đủ ăn, nhưng bằng cách nào đó, họ cũng xoay sở được 2000 đô nộp mạng cho Mă Giám Sinh.
Đối với các cô gái muốn t́m chồng ngọai, Mă Giám Sinh tuyệt đối trung thành với cam kết “ǵn giữ nguyên trạng” của các cô với khách hàng. Nhưng hắn tận dụng ưu thế của ḿnh để kiểm tra “hàng” một cách thích đáng. Các ứng viên được yêu cầu phải tự lột truồng và tŕnh diễn khả năng làm vợ.
Mă Giám Sinh cười: “Hăy nhớ điều này: Đểu cáng th́ không ai bằng Mă Giám Sinh.”
Trên đây là những nét chính của những kẻ mà tác giả gọi là những hệ lụy của truyện Kiều. Bọn họ, là những nhân vật tiểu thuyết, cho dù có thể bị làm cho bầm dập nhưng vẫn không chết.
Thường, những nhân vật như thế này khiến người đọc hay liên tưởng đến thằng A, lăo B, con C. Nhưng chính v́ kỹ thuật biến không thành có, biến có thành không, nên tác giả không để ta đủ thời gian mà định h́nh một kẻ nào. Đây không phải là tiểu thuyết ám chỉ như đă từng một thời rộ lên ở Hà Nội.
Là tả thực mà không hẳn là thực. Là ảo mà cũng chưa hẳn là ảo. Là kết án nhưng không ra kết án. Là diễu nhại nhưng không phải lúc nào cũng diễu nhại. Và hẳn nhiên là tục nhưng không hẳn tục. Tác giả có vẻ như một nhà ảo thuật. Người xem biết là xạo đó nhưng vẫn cứ trố mắt ra mà xem.
Tôi không rơ tác giả có cảm thán “bất tri tam bách dư niên hậu…” như cụ Nguyễn xưa hay không, nhưng tôi tin nhờ sự tiếp sức của ông, những nhân vật nói trên có thể c̣n sống măi với vận mệnh của đất nước.
Thế th́, trong tính cách liều mạng của ông, cũng có cái hay. Phải vậy không?
TM