(Dân trí) - Mỹ hôm nay 1/6 đă đề nghị chủ tŕ một cuộc họp với các bộ trưởng quốc pḥng Đông Nam Á ở Hawaii vào năm tới, trong nỗ lực được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Hagel (giữa) tận dụng Đối thoại Shangri-La để củng cố "trục xoay" sang châu Á-Thái B́nh Dương.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chuck Hagel cho biết tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore rằng đầu tiên ông sẽ gặp gỡ những người đồng nhiệm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại một cuộc họp khu vực ở Brunei vào năm nay.
“Vào cuối tuần này, trong cuộc gặp của tôi ở đây, Singapore, tôi sẽ chuyển lời mời các bộ trưởng quốc pḥng ASEAN tới nhóm họp vào năm tới ở Hawaii”, ông chủ Lầu Năm Góc cho hay.
“Tôi tin rằng cuộc họp đầu tiên của các bộ trưởng quốc pḥng ASEAN do Mỹ tổ chức sẽ tạo cơ hội nữa cho chúng ta thảo luận về tầm nh́n chung cho một tương lai năng động, ḥa b́nh và an toàn cho khu vực”, ông nói.
4 thành viên trong khối 10 nước ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, cùng Đài Loan hiện đang vướng vào trong các cuộc tranh chấp lănh hải với Trung Quốc trên Biển Đông. Những nước thành viên nhỏ hơn khác như Lào và Campuchia hiện được cho là chịu ảnh hưởng kinh tế và chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc, một phần là dohọ nhận sự hỗ trợ từ Bắc Kinh.
Trung Quốc hiện ngày càng hiếu chiến trong các tuyên bố chủ quyền của ḿnh đối với gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả những vùng biển và lănh hải ăn sát vào bờ biển của các nước khác và cách bờ biển Trung Quốc hàng ngàn km.
Ảnh hưởng của Trung Quốc đă được thấy rơ trong hội nghị các nhà lănh đạo ASEAN tại Campuchia vào năm ngoái, khi các ngoại trưởng của khối lần đầu tiên trong lịch sử không ra được thông cáo chung, do bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc trên vấn đề tranh chấp lănh thổ.
Giới phân tích cho rằng Washington cũng có nguy cơ bị “hất cẳng” trên mặt trận thương mại. Trung Quốc có thỏa thuận thương mại tự do với ASEAN và là nhân tố chính trong nỗ lực mở rộng thỏa thuận gồm có những nước khác trong khu vực như Nhật, Hàn, Ấn, Australia và New Zealand.
Chính v́ vậy mà Mỹ đang hối hả thúc đẩy các cuộc đàm phán đối trọng, nhằm tạo ra Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) bao gồm cả châu Mỹ Latinh.
Mỹ tái khẳng định hiệp ước quân sự với Philippines
Cũng trong động thái nhằm củng cố “trục xoay” của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ hôm nay cũng tái khẳng định cam kết của nước này với hiệp ước quốc pḥng với Philippines, nước hiện đang căng thẳng với Trung Quốc trên hồ sơ Scarborough và các đảo khác thuộc Biển Đông.
Cam kết được đưa ra trong cuộc gặp giữa ông Chuck Hagel và người đồng cấp Philippines Voltaire Gazmin bên lề Đối thoại Shangri-La.
Philippines, cựu thuộc địa của Mỹ, không chỉ tranh chấp với Trung Quốc mà hiện cũng đang căng thẳng với Đài Loan sau vụ lực lượng bảo vệ bờ biển nước này bắn chết một ngư dân Đài Loan trên Biển Đông.
Philippines và Mỹ, với binh sỹ từng sát cánh bên nhau trong Thế chiến II trên Thái B́nh Dương, ràng buộc nhau bởi hiệp ước kư năm 1951, theo đó hai bên cam kết giúp đỡ bảo vệ nhau trong trường hợp có tấn công từ bên ngoài.
Philippines là một trong những nước có lực lượng vũ trang kém cỏi nhất châu Á nhưng lại là một trong những nước phản ứng mạnh nhất những hoạt động áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc.
Vũ Quư
Theo
AFP
Dantri