Thông tin từ cục ATTP cục đă kiểm nghiệm và chưa phát hiện ra hóa chất độc hại trong trà chanh, chỉ 1 mẫu gừng có nồng độ thuốc trừ sâu Aldicarbi cực độc vượt ngưỡng.
Kiểm tra truy t́m thông tin nước phở bẩn
Thông tin từ cục an toàn thực phẩm: Sau khi có bài báo đăng “Hàng ngàn người Hà Nội ăn phở bẩn mỗi sáng” tại nhà số 10 ngơ 2 đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm đă chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra xem xét nội dung báo nêu.
Cụ thể vào sáng ngày 22/5/2013, đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận Hai Bà Trưng đă tiến hành kiểm tra nhà số 10 ngơ 2 đê Tô Hoàng tại thời điểm tại địa chỉ này không hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, không bán hàng và không có biển hiện.
H́nh ảnh nước phở bẩn được báo chí đưa tin. Ảnh: Internet
Qua kiểm tra ghi nhân tầng 1 và tầng 2 của ngôi nhà 3 tầng là nơi sinh hoạt của gia đ́nh. Tại tầng 3 với diện tích mặt bằng khoảng 15m2, tường và trần nhà đă xuống cấp, ẩm mốc; nền nhà có lát gạch men cũ; có 02 máy nghiền ruốc và 01 ṛng rọc để vận chuyển đă hoen rỉ và lâu ngày không sử dụng; 02 bếp than tổ ong và 01 quạt thông gió cũ.
Đoàn kiểm tra đă phát hiện 12kg ruốc thịt lợn thành phẩm không có nhăn mác, không có hạn sử dụng được bảo quản trong túi nilong trắng và 1,5 lít nước luộc thịt.
Cơ sở này cũng chưa xuất tŕnh được: Giấy phép đăng kí kinh doanh; giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm mẫu ruốc thành phẩm; giấy kiểm tra vệ sinh thú ư; hợp đồng mua bán, chứng từ chứng minh nguồn gốc của thịt lợn và gia vị muối, nước mắm, mỳ chính để làm ruốc thịt và giấy khám sức khỏe, tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở.
Bà Bùi Thị Oanh – chủ nhà số 10 ngơ 2 đê Tô Hoàng đă khẳng định: Trước đây gia đ́nh bà có sản xuất ruốc thịt lợn nhưng hiện tại gia đ́nh bà đă dừng sản xuất ruốc thịt lợn cách đây 05 năm.
Ngoài ra, gia đ́nh chưa bao giờ sản xuất, chế biến và kinh doanh sản phẩm thực phẩm nào khác ngoài ruốc thịt lợn và không kinh doanh nước phở. C̣n 12 kg cân ruốc thịt lợn bà Oanh tự giă bằng tay để cho gia đ́nh và họ hàng ăn.
Sau đó gia đ́nh bà Oanh đă mang 01 mẫu ruốc thịt lợn thành phẩm và 01 mẫu nước ruốc thịt gửi đến TTYT dự pḥng Hà Nội để xét nghiệm. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm mẫu ruốc và nước luộc thịt trên th́ cục ATTP sẽ thông báo rộng răi.
Chưa phát hiện trà chanh có hóa chất độc hại
Thông tin trên được Cục ATTP thông báo ngày 27/5 vừa qua.Theo đó sau khi kiểm tra giám sát 07 mẫu trà chanh ở TP.HCM, kết quả kiểm nghiệm cho thấy, 7/7 mẫu trà chanh không phát hiện kim loại nặng (Pb, Hg, As, Cd), phẩm mầu công nghiệp và đường hóa học (Cyclamate).
Chưa phát hiện trà chanh được pha chế bằng hóa chất
Như vậy, đến thời điểm hiện tại kết quả giám sát vẫn chưa phát hiện trà chanh hè phố có các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện Cục vẫn đang chỉ đạo các địa phương tiếp tục giám sát, lấy mẫu trà chanh hè phố để kiểm nghiệm phát hiện hóa chất độc hại và tiếp tục cập nhật thông tin cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng.
Chỉ phát hiện 1 mẫu gừng độc ở Việt Nam
Như các phương tiện thông tin đại chúng đă đưa tin trong những ngày gần đây, sau khi có thông tin về việc nông dân ở tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) sử dụng Aldicarb- một loại thuốc trừ sâu cực độc trong sản xuất gừng,
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đă chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch thực vật tại tất cả các cửa khẩu, bến cảng rà soát, báo cáo t́nh h́nh nhập khẩu gừng và tăng cường kiểm tra gừng nhập khẩu vào Việt Nam.
Chỉ phát hiện 1 mẫu gừng có mức thuốc sâu aldicarb vượt ngưỡng
Đồng thời, Cục đă tiến hành lấy mẫu gừng Trung Quốc hiện có tại 10 chợ lớn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để kiểm tra ATTP. Kết quả phát hiện thấy 01 mẫu gừng trên tổng số 50 mẫu gừng được kiểm tra có dư lượng aldicarb 0,06ppm, cao hơn so với quy định của Codex (0,02ppm), EU và Nhật Bản (0,05ppm). Mẫu gừng này được lấy tại chợ B́nh Điền, thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng thời gian trên, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng tiến hành lấy mẫu để kiểm tra ATTP của 05 mẫu gừng Trung Quốc hiện có tại Việt Nam (khác với các mẫu gừng mà Cục BVTV đă phân tích). Kết quả cho thấy tất cả 5/5 mẫu gừng được kiểm tra đều không có dư lượng aldicarb.
Đến chiều ngày 23/5/2013 Cục An toàn thực phẩm và Cục Bảo vệ thực vật đă họp để đánh giá kết quả kiểm tra nói trên. Hai Cục đều thống nhất nhận định: Nguy cơ mất ATTP của gừng Trung Quốc hiện có trên thị trường Việt Nam là không cao v́:
1. Chỉ có 1,8% số mẫu được kiểm tra chứa dư lượng aldicarb vượt mức cho phép; 98,2% số mẫu gừng được kiểm tra là an toàn đối với hoạt chất aldicarb.
2. Dư lượng aldicarb thực tế phát hiện thấy trong mẫu gừng vượt mức cho phép của EU và Nhật Bản không nhiều ( 0,06ppm so với 0,05ppm).
3. Các nước phát triển (EU, Nhật, Australia…) khuyến cáo lượng hấp thụ chấp nhận được của aldicarb đối với người ( Acceptable Daily Intake- ADI là 0,001- 0,003 mg/kg/ngày). Một người nặng 50 kg th́ ADI đối với aldicarb là 0,05-0,15 mg/ngày.
Như vậy, đối với mẫu gừng chứa dư lượng aldicarb là 0,06 ppm (0,06 mg/kg) th́ người nặng 50 kg có thể ăn 0,83-2,5 kg gừng vẫn có thể chấp nhận được. Ở nước ta, hầu như không có ai ăn trên 0,8 kg gừng mỗi ngày.
Thu Huyền (Tổng hợp)
(Kienthuc.net.vn)