06-05-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Chiến lược "cải bắp" chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Tờ Malaya Business Insight của Philippines đã đăng tải một bài viết trong đó khẳng định, việc Trung Quốc đang hung hăng thực hiện dã tâm bành trướng trên Biển Đông là điều không còn gì phải nghi ngờ.
|
Trung Quốc ngày một lấn tới trong tham vọng độc chiếm Biển Đông
|
Hành động liên tục xâm nhập vào bãi cạn Ayugin chắc chắn là một phần trong kế hoạch bành trướng của Trung Quốc nhằm sớm giành quyền kiểm soát hoàn toàn Biển Đông, trong đó có những vùng lãnh hải, lãnh thổ thuộc chủ quyền của các nước khác.
Bãi cạn Ayugin nằm trong quần đảo Trường Sa và thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam. Tên tiếng Việt của bãi cạn Ayugin là Bãi Cỏ Mây, nằm ở phía đông đảo Vành Khăn. Tuy nhiên, từ giữa thập niên 90, thủy quân lục chiến Philippines đã chiếm giữ Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
Hôm 8/5 vừa rồi, 30 tàu cá của Trung Quốc dưới sự hộ tống của một tàu khu trục hải quân và hai tàu hải giám, đã ngang nhiên xâm nhập vào Bãi Cỏ Mây đồng thời chặn nguồn cung cấp hậu cần cho khoảng hơn một tá thủy quân lục chiến Philippines đang đóng tại đây. Một vị tướng Trung Quốc gần đây tuyên bố, nước này đang dùng chiến lược “cải bắp” để chiếm Bãi Cỏ Mây. Theo chiến lược này, Trung Quốc sẽ “gói” Bãi Cỏ Mây trong nhiều lớp tàu, từ dân sự đến quân sự, chặn nguồn cung cấp hậu cần để buộc lính Philippines tự động phải rời khu vực này.
Bãi Cỏ Mây là một rặng san hô hình vòng nằm trong cụm Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bãi Cỏ Mây thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam nhưng hiện tại nó đang bị tranh chấp bởi Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và cả Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Bãi Cỏ Mây là cửa ngõ chiến lược để vào Bãi Cỏ Rong cũng thuộc quần đảo Trường Sa, một khu vực giàu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên. Trung Quốc hung hăng muốn chiếm Bãi Cỏ Mây để làm bàn đạp xâm chiếm Bãi Cỏ Rong.
Diễn biến trên là mới nhất trong giai đoạn được đánh giá là “một chương căng thẳng nhất” trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ kéo dài nhiều thế kỷ nay ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng Đông Nam Á. Vụ việc này được cho là nguy hiểm hơn rất nhiều so với cuộc chạm trán giữa tàu chiến Philippines và tàu hải giám Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough hồi năm ngoái.
Sau vụ va chạm trên, Trung Quốc hiện giờ đang kiểm soát bãi cạn Scarborough, khiến ngư dân Philippines lao đao, khốn khổ vì mất đi ngư trường đánh cá truyền thống. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km.
Một trong những động thái khác phơi bày rõ nét dã tâm xâm chiếm và độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc là vụ việc nước này đưa một loạt tàu chiến đến sát bờ biển Malaysia hồi tháng 3 vừa rồi. Malaysia khi đó đã phải lên tiếng phản đối vụ xâm nhập của 4 tàu chiến Trung Quốc vào bãi cạn James. Trung Quốc đã ngang nhiên đưa một đội tàu chiến, trong đó có những con tàu thuộc dạng hiện đại nhất và có khả năng nhất của Hải quân Trung Quốc, đến tập trận đổ bộ rầm rộ ở bãi cạn James sau khi tập trận ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việc Trung Quốc diễn tập quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tập trận đổ bộ ở khu vực bãi cạn cách bờ biển Malaysia chỉ khoảng 80km trong khi cách Trung Quốc tới 1.800km đã phơi bày rõ tham vọng và quyết tâm độc chiếm Biển Đông của nước này. Bắc Kinh rõ ràng đang đẩy mạnh việc xác lập “chủ quyền” theo đường lưỡi bò hay còn gọi là đường 9 đoạn hết sức phi lý và ngang ngược của họ.
Trước đó, Trung Quốc còn trắng trợn mở tuyến du lịch ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu tuần tra của Trung Quốc còn hung hăng bắn cháy một tàu cá của Việt Nam ở vùng tranh chấp.
Tiếp đó, Bắc Kinh tăng cường các hoạt động nhằm giành quyền kiểm soát quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông với Nhật Bản. Trong một diễn biến gây giật mình nhất vừa diễn ra cách đây không lâu, Trung Quốc đã đưa 8 tàu lớn cùng với 40 máy bay quân sự ồ ạt kéo vào vùng tranh chấp để uy hiếp Nhật Bản.
Trước đó nữa, binh lính Trung Quốc còn bất ngờ xâm nhập vào sâu trong lãnh thổ Ấn Độ 19km và dựng một loạt trại lên ở đây.
Tất cả những diễn biến trên được các nhà quan sát Trung Quốc lý giải là một phần trong âm mưu lớn hơn của nước này là tìm mọi cách, mọi cái cớ để phá vỡ sự nguyên trạng ở các khu vực tranh chấp theo hướng có lợi cho họ. Trong khi thực hiện âm mưu này, các lực lượng Trung Quốc ngày càng tỏ ra hiếu chiến hơn, hung hăng hơn và quyết liệt hơn. Nhiều người đang tự hỏi, điều gì đang diễn ra đằng sau bức tường thành của Trung Nam Hải – trụ sở quyền lực của giới lãnh đạo Trung Quốc ở thủ đô Bắc Kinh. Đây là nơi các quan chức quân sự và dân sự hàng đầu nước này gặp gỡ, bàn bạc và đưa ra quyết định.
Một chuyên gia về Trung Quốc chỉ ra rằng, Bắc Kinh đang rất nghiêm túc trong việc thực hiện dã tâm xâm chiếm Biển Đông. Một chuyên gia khác cảnh báo, những căng thẳng mới đã cho thấy sự nguy hiểm hơn và ngày càng có nhiều nguy cơ xảy ra tình trạng leo thang hoặc tính toán sai lầm. Tuy nhiên, một nhà phân tích lại cho rằng, Mỹ có khả năng can thiệp vào để ngăn không cho Trung Quốc bắt nạt các đồng minh của họ ở khu vực Đông Nam Á.
Khả năng có một sự can thiệp như thế từ Mỹ có thể giải thích cho lý do tại sao Tổng thống Philippines lại cứng rắn như vậy với nước láng giềng Trung Quốc. Ông này đã gần như thách thức chiến tranh với Trung Quốc khi tuyên bố: “Philippines là của người Philippines. Chúng tôi có đủ sức mạnh để chống lại những kẻ bắt nạt ở sân sau của mình”.
Kiệt Linh - (theo Malaya)
|
|
|