(GDVN) - Quần đảo Lakshadweep ở bờ biển tây nam và Andaman- Nicobar ở phía đông nam giúp cho Ấn Độ có chỗ đứng "địa lợi" ở biển Ả rập và vịnh Bengal.
Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, Ấn Độ luôn duy tŕ cảnh giác rất cao đối với việc Hải quân Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương.
Hải quân Ấn
Bất kể là mở rộng hạm đội hải quân hay xây dựng căn cứ trên quần đảo phía đông, lư do quan trọng nhất chính là "đề pḥng Hải quân Trung Quốc". Tuy nhiên, trong con mắt của một số người, những biện pháp này vẫn không đủ để ngăn chặn Quân đội Trung Quốc.
Ngày 6 tháng 6, trang mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản đăng bài phân tích của Evan Montgomery, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ cho rằng, Trung Quốc chắn chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng quân sự của khu vực Ấn Độ Dương, trong khi đó Ấn Độ đối mặt với khó khăn "kép" về vốn và công nghệ khi phát triển hải quân, v́ thế ông đề nghị Ấn Độ sử dụng chiến lược "chống can dự/ngăn chặn khu vực" của Trung Quốc để đối phó Trung Quốc.
Bài phân tích trên trang mạng "Học giả Ngoại giao" có nhan đề là "Át chủ bài chống can dự của Ấn Độ", cho rằng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ không thể tránh khỏi cuộc đối đầu ở Ấn Độ Dương. Theo bài viết, sự quan tâm của Trung Quốc đối với Ấn Độ Dương trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy Ấn Độ phát triển hạm đội hải quân có quy mô lớn hơn, năng lực mạnh hơn.
Do nhu cầu xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc cấp bách muốn ngăn cản các hoạt động trên các tuyến đường thương mại của họ, đồng thời có thái độ cảnh giác đối với việc dựa vào nước khác để bảo vệ các tuyến đường thương mại của họ ở nước ngoài.
Bài báo cho rằng, Trung Quốc đang thông qua phương thức phát triển hạm đội tàu nổi và hạm đội tàu ngầm, cùng với xây dựng các cảng thương mại nước sâu ở khu vực duyên hải và các quốc đảo, từng bước khắc phục "hoàn cảnh khó khăn eo biển Malacca".
Hải quân Ấn Độ, lực lượng trên biển có khả năng đe dọa thương mại trên biển của Trung Quốc sẽ kích thích Trung Quốc phát triển "chính sách chuỗi ngọc trai", trong khi đó Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự ở Ấn Độ Dương lại được coi là những hành động chuẩn bị trước cho việc bao vây Ấn Độ, do đó mâu thuẫn giữa hai nước ngày càng khó giải quyết.
Điều càng gây lo ngại cho Ấn Độ là, so với sự phát triển nhanh chóng của Hải quân Trung Quốc, Hải quân Ấn Độ lại rơi vào cảnh khó khăn là "tàu chiến cũ tập trung nghỉ hưu, chế tạo tàu chiến mới gặp khó khăn". Chẳng hạn về lực lượng tàu ngầm, Hải quân Ấn Độ hiện có hơn 10 tàu ngầm thông thường và sẽ giảm ít nhất 1 nửa vào năm 2015, trong khi đó kế hoạch chế tạo tàu ngầm thông thường mới lại liên tục bị kéo dài.
Tờ "Học giả Ngoại giao" phân tích cho rằng, những nỗ lực xây dựng cường quốc biển của Ấn Độ đối mặt với những trở ngại to lớn, trong đó có đầu tư vốn lớn và khắc phục những thách thức công nghệ. "Biện pháp tiết kiệm tiền là, học chiến lược chống can dự/ngăn chặn khu vực của Trung Quốc".
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-8I Poseidon Ấn Độ mua của Mỹ
Bài báo phân tích cho rằng, trong xung đột Trung-Ấn tiềm tàng ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ sẽ chiếm ưu thế "địa lợi", trong khi đó Trung Quốc sẽ đối mặt với khó khăn do phải lặn lội đường sá xa xôi, v́ vậy Ấn Độ phát triển "chiến lược chống can dự" sẽ là con đường khả thi.
Bài báo cho rằng, hạt nhân lớn nhất của "địa lợi" Ấn Độ là các đảo ở hai cánh trên biển của Ấn Độ, gồm có quần đảo Lakshadweep ở bờ biển tây nam và quần đảo Andaman- Nicobar ở phía đông nam. Những quần đảo này kề sát các tuyến đường hàng hải quan trọng trên Ấn Độ Dương, giúp cho New Delhi có chỗ đứng chân ở biển Ả rập và vịnh Bengal.
Trên thực tế, Ấn Độ đă bắt đầu tăng cường hiện diện quân sự ở những ḥn đảo có ư nghĩa chiến lược này. Năm 2001, Ấn Độ xây dựng Bộ Tư lệnh liên hợp 3 quân chủng ở quần đảo Andaman- Nicobar, đồng thời bắt đầu sử dụng nhiều cơ sở hạ tầng cảng biển và trạm hàng không hải quân, nâng cấp các công tŕnh hạ tầng cơ sở ở những ḥn đảo này.
Tờ "Thời báo Ấn Độ" trước đây từng tiết lộ, Ấn Độ triển khai lực lượng đột kích đổ bộ, máy bay chiến đấu và máy bay không người lái ở những ḥn đảo này. Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ ngày 14 tháng 5 cũng cho biết, sẽ xây dựng trạm hàng không hải quân và căn cứ mới ở quần đảo Andaman- Nicobar và quần đảo Lakshadweep.
Bài báo cho rằng, Ấn Độ có thể tiếp tục tăng cường triển khai ở những ḥn đảo này để củng cố trạng thái chiến lược của Quân đội Ấn Độ trên Ấn Độ Dương, lợi dụng sự lệ thuộc của Trung Quốc đối với các tuyến đường trên Ấn Độ Dương, triệt tiêu sự hiện diện quân sự của Trung Quốc.
Cụm căn cứ quân sự của Quân đội Ấn Độ ở quần đảo Andaman-Nicobar
Theo bài viết, New Delhi không chỉ coi những ḥn đảo này là đầu mối giám sát hành động và khởi điểm tác chiến đổ bộ, mà c̣n phải coi những ḥn đảo đó làm trung tâm ngăn chặn khu vực, đặc biệt là quần đảo Andaman- Nicobar.
Quần đảo này cách eo biển Malacca không xa, giống ngư cánh cửa tự nhiên khép chặt eo biển, kiểm soát xung yếu chiến lược hàng không và hàng hải quốc tế giữa châu Á-Thái B́nh Dương, châu Phi, châu Âu và khu vực Đại Tây Dương.
Tờ "Học giả Ngoại giao" cho rằng, lấy những quần đảo này làm căn cứ, dưới sự hỗ trợ của máy bay tác chiến, tàu ngầm và tên lửa hành tŕnh chống hạm, Ấn Độ có thể ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc ra vào biển Đông, cắt đứt mối liên hệ giữa tàu chiến và quân cứu viện của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương, hoặc buộc tàu thuyền Trung Quốc phải tránh đi vào "khu vực ngăn chặn", lựa chọn tuyến đường hàng hải xa hơn ở phía nam, điều này sẽ làm gia tăng chi phí tiền bạc và thời gian một cách rơ rệt.
Một báo cáo của Công ty RAND kiến nghị, nếu Quân đội Mỹ muốn phát động tấn công đối với Trung Quốc, cảng Blair, thủ phủ quần đảo Andaman-Nicobar sẽ là địa chỉ lựa chọn lư tưởng cho căn cứ máy bay không người lái của Mỹ. Nếu quan hệ Trung-Ấn xấu đi, Mỹ không những có thể có được người giúp sức kiềm chế Trung Quốc, trong thời chiến c̣n có thể trực tiếp sử dụng các căn cứ do Ấn Độ xây dựng, ư đồ "một công hai việc" rất rơ ràng.
Việt Dũng