Điểm chung của những vụ sai phạm của bầu Kiên tại ACB, Huỳnh Thị Huyền Như tại VietinBank hay mới đây nhất là vụ chiếm đoạt tiền ở Đắk Nông đều là gây thất thoát hàng ngh́n tỷ đồng.
Chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng ở Đắk Nông
Ngày 4/6/2013, Công an tỉnh Đắk Nông đă hoàn tất thủ tục đề nghị Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh truy tố 13 bị can trong vụ "vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" và nhận hối lộ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Á (chi nhánh tại Hà Nội).
Vụ việc mới xảy ra tại Đắk Nông gây thất thoát cả ngh́n tỷ. |
Theo kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông, lợi dụng chủ trương cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, 5 công ty, doanh nghiệp đă làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan... rồi mang đến các ngân hàng kể trên làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân.
Để được vay vốn, các đối tượng đă thông đồng, móc nối và đưa hối lộ cho một số cán bộ thuộc 3 ngân hàng này với số tiền "chung chi" rất lớn để lừa đảo, tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền 1.058 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng
Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, trú tại quận 4, TP.HCM), nguyên Phó pḥng Quản lư rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh TP.HCM và đồng bọn đă lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ; vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Hà Nội và TP.HCM.
Trùm lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như. |
Từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank chi nhánh TP.HCM, bà Như đă vay hơn 200 tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, kinh doanh thua lỗ và phải trả lăi suất cao, bà Như không có khả năng thanh toán.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, bà Như đă làm giả 8 con dấu chi nhánh Nhà Bè của ngân hàng này và 7 công ty khác, đồng thời làm giả tài liệu của Vietinbank cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỷ đồng.
Agribank nhận thế chấp ảo để doanh nghiệp rút ruột ngh́n tỷ thật
Đây là vụ thế chấp hy hữu. Agribank đă nhận thế chấp ảo (quyền sử dụng 6 thương hiệu thời trang mua từ nước ngoài ) để doanh nghiệp rút ruột ngh́n tỷ thật. Khoản nợ vay Agribank đầu tư dự án Luxfashion tính đến ngày 12/10/2012 là hơn 3.099 tỷ đồng.
Nhà máy dự án Luxfashio. |
Agribank đă xác lập cùng công ty liên doanh Lifepro Việt Nam 2 hợp đồng thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp số 1 kí ngày 8/4/2012, trị giá 1.518 tỷ đồng, tài sản thế chấp được h́nh thành từ vốn vay và vốn tự có. Hợp đồng thế chấp thứ 2 kí ngày 14/4/2012, với tài sản thế chấp cũng được h́nh thành từ vốn vay và vốn tự có trong tương lai. Tài sản thế chấp thứ hai của hợp đồng này là quyền sử dụng 6 thương hiệu và nhăn hiệu thương mại mà công ty liên doanh Lifepro Việt Nam đă mua của FGF Industry Spa (Italia). Với 6 thương hiệu và nhăn hiệu này, Agribank đă nhận thế chấp cho khoản vay tới 70 triệu USD, tương đương 1.464 tỷ đồng.
Luật Sở hữu Trí tuệ cũng không có điều khoản công nhận quyền sở hữu thương hiệu có được từ việc mua lại tài sản thế chấp là thương hiệu bị ngân hàng phát mại. Như vậy, Agribank sẽ khó bán được 6 thương hiệu đă nhận thế chấp của Lifepro Việt Nam. Nhận thế chấp tài sản là thương hiệu với trị giá 1.464 tỷ đồng, nhưng lại không chắc chắn với quyền sử dụng tài sản ấy, Agribank đă tạo ra một vụ thế chấp hy hữu trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đương nhiên khi con nợ cao chạy xa bay, c̣n Agribank cũng không thể đứng ra phát măi quyền sở hữu 6 nhăn hiệu thời trang đó.
Lợi dụng chức vụ làm thiệt hại gần 400 tỷ đồng
Ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc công ty cho thuê tài chính II (Công ty ALCII) thuộc Agribank bị xác định có hành vi tham ô khoảng 80 tỷ đồng. Theo cáo trạng, từ tháng 4/2008 - 3/2009, ông Vũ Quốc Hảo cùng Nguyễn Văn Tài (SN 1959, nguyên Phó tổng giám đốc ALC II) đă kư 10 hợp đồng cho thuê tài chính và mua bán tài sản trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Công ty cho thuê tài chính ALCII với vụ thất thoát lên đến bạc tỷ. |
Thực chất, đây là hợp đồng cho vay trong khi ALC II không có chức năng này. Tuy nhiên, sau đó công ty Quang Vinh - bên kư hợp đồng cung ứng tài sản được giải ngân đă sử dụng tiền không đúng mục đích. Cơ quan tố tụng xác định, việc kư các hợp đồng kinh tế trên của ông Vũ Quốc Hảo đă làm thiệt hại hơn 390 tỷ đồng. Trong số tiền thiệt hại trên, ông Hảo hưởng lợi hơn 3,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, trong các hợp đồng đă kư, ông Vũ Quốc Hảo đă bàn bạc với Đặng Văn Hai (SN 1957, Chủ tịch HĐTV công ty TNHH Quang Vinh) lập hợp đồng khống, rút 75 tỷ đồng để ông Hảo trả nợ cá nhân. Lợi dụng việc thanh lư tài sản trong các hợp đồng thuê tài chính của doanh nghiệp tư nhân Anh Phương (Đồng Nai), ông Hảo cũng chiếm đoạt 4,9 tỷ đồng.
Bầu Kiên làm thất thoát hàng ngh́n tỷ đồng
Bằng thủ đoạn "lấy mỡ nó rán nó",
Bầu Kiên (ông Nguyễn Đức Kiên) đă vay số tiền hơn 2.400 tỷ đồng của ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.
Trong các năm 2006 và 2008, Bầu Kiên thành lập và điều hành 3 công ty, gồm: Công ty cổ phần Đầu tư thương mại B&B, Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội. Ngày 30/11/2010, ông Kiên sử dụng pháp nhân Công ty B&B vay của Ngân hàng ACB số tiền 1.000 tỷ đồng. Sau đó, dùng số tiền vay được để mua 33% cổ phần của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Ngày 10/1/2011, bầu Kiên dùng số cổ phần mua mới của VietBank làm tài sản thế chấp cho khoản vay 1.000 tỷ của Ngân hàng ACB. Cùng ngày, Kiên sử dụng pháp nhân của công ty đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội vay của Ngân hàng ACB số tiền 659 tỷ đồng. Số tiền này, sau khi vay được ông sử dụng vào việc mua cổ phiếu của chính ngân hàng ACB nhằm sở hữu 2% cổ phần của ngân hàng này.
Bầu Kiên. |
Để đảm bảo cho khoản vay 659 tỷ đồng, ông Kiên dùng số cổ phần mua của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long để thế chấp. Đáng lưu ư là số cổ phần thế chấp của hai ngân hàng này cũng được h́nh thành từ khoản vay 800 tỷ đồng của Ngân hàng ACB, dưới pháp nhân của đơn vị vay là Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội.
Với vị trí là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Nguyễn Đức Kiên đă chỉ đạo Thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng ACB ra chủ trương để ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai qui định, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Vẫn bằng thủ đoạn cũ, Kiên đă sử dụng pháp nhân Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội vay của Ngân hàng ACB 307 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để mua gần 30 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Ḥa Phát, sau đó lại dùng hơn 22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Thép Ḥa Phát thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo cho việc phát hành trái phiếu.
Ngày 15/5/2012, Kiên lại chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập biên bản họp Hội đồng quản trị để quyết định chuyển nhượng 20 triệu cổ phần của Công ty cổ phần Thép Ḥa Phát, trị giá 264 tỷ đồng để bán cho Công ty TNHH một thành viên thép Ḥa Phát. Điều đáng lưu ư là 20 triệu cổ phần này nằm trong số hơn 22 triệu cổ phần đă được thế chấp cho Ngân hàng ACB để đảm bảo việc phát hành trái phiếu.
TM