(Cộng đồng Việt)-Trong khi các nhà vệ sinh “dát vàng” ở Quảng Ngăi đang khiến cho học sinh và phụ huynh bay lơ lửng trên mây v́ ân sủng quá đặc biệt th́ Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị từ năm học 2013-2014, môn pḥng, chống tham nhũng sẽ được đưa vào trường học. Những nhà vệ sinh “dát vàng” này chẳng phải là ví dụ trực quan sinh động cho giáo án hay sao?
|
Nhà vệ sinh có giá gần 700 triệu ở Quảng Ngăi: Những thiết bị bên trong sau 1 năm đưa vào sử dụng đă hoen gỉ. |
Suốt cả tuần, báo chí xúm vào “xoay vần” ngành giáo dục ở tỉnh Quảng Ngăi v́ những nhà vệ sinh diện tích 29m2 nhưng có kinh phí lên tới trên dưới 700 triệu đồng. Sự việc nóng tới mức người ta phải mở cuộc thanh tra xem liệu có phải nhà vệ sinh này được “dát vàng” hay sao mà đắt đỏ thế. Và kết quả là chẳng có tư vàng lá nào mà chỉ có các ống nước bằng sắt hoen gỉ vàng vọt và khá nhiều thiết bị vệ sinh mới sử dụng 1 năm đă hỏng, trường thường xuyên phải gọi thợ đến sửa chữa.
Điều đáng nói là những chủ thầu xây dựng chuyên nghiệp cũng không thể hiểu nổi, làm cách nào mà người ta có thể xây những ngôi nhà vệ sinh với diện tích như vậy mà giá thành lại như thế, một chủ đầu tư khẳng định, với một công tŕnh tương đương như thế, sẽ không có giá quá 130 triệu đồng.
Một điều lạ nữa là cũng với 1 thiết kế chung như nhau, diện tích như nhau trong Chương tŕnh mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ NN & PTNT ở Quảng Ngăi nhưng có nơi số vốn đầu tư chỉ là 159 triệu (trường ở Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh) và có nơi lên đến 721 triệu (Trường TH Năng An, xă Đức Nhuận, huyện Mộ Đức). Một chuyện ngược đời nữa là nhiều trường ở khu vực đồng bằng với điều kiện giao thông thuận lợi nhưng số vốn đầu tư lại cao hơn khu vực miền núi, đường xá đi lại phức tạp.
Trước những câu hỏi nhọn như mũi dùi của dư luận về sự khó hiểu của hệ thống “nhà vệ sinh dát vàng”, cuối tuần vừa rồi, lănh đạo Sở Giáo dục đào tạo Quảng Ngăi đă tổ chức một cuộc họp để phản biện bằng những luận điểm rất khó thuyết phục. Chẳng hạn trước những câu hỏi về giá thành, về sự khác biệt khi có nơi cao, nơi thấp chênh lệch đến 7 lần, lănh đạo Sở chỉ đưa ra một câu trả lời khá nhất quán: “Trên phê duyệt kinh phí thế nào th́ chúng tôi làm thế” hoặc “Cái này Sở chỉ thực hiện theo thiết kế, phê duyệt dự toán và thực hiện với sự áp giá do Sở Xây dựng đề xuất, Sở Kế hoạch đầu tư phê duyệt”.
Rồi cuối cùng, tan cuộc họp báo để phản biện vụ nhà vệ sinh, cũng chẳng hiểu trách nhiệm để xảy ra những toilet “dát vàng” này thuộc về bên nào khi mà Sở Giáo dục đào tạo th́ chỉ nói ḿnh làm theo phê duyệt, c̣n những sở có liên quan như Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch đầu tư th́ tuyệt nhiên không thấy xuất đầu lộ diện.
Trong toàn bộ những bài báo viết về sự kiện “chỉ có ở Việt Nam” này, tôi cảm thấy thật đáng tiếc khi chưa đọc được những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh và phụ huynh học sinh ở những ngôi trường “may mắn” có nhà vệ sinh “dát vàng”. Hẳn họ phải rưng rưng xúc động v́ trường ḿnh chắc chắn phải có phước lắm mới được trên quan tâm đầu tư xây cho những nhà vệ sinh có giá trị cao như vậy. Mỗi mét vuông diện tích của nhà vệ sinh trường ḿnh cao gấp 7 lần trường khác cơ mà.
Chao ôi, ngẫm ra thật quá đắng cay. Các cụ từ xưa đă dạy, “miếng ăn là miếng nhục”, vật mà con cháu hôm nay h́nh như quên hết rồi. Thà rằng “ăn” miếng cổng chào, miếng cột cờ, miếng tường bao cho nó vẻ vang, đằng này đến cái nhà vệ sinh cũng không tha th́ không hiểu các cán bộ có liên quan đến vụ việc này ở tỉnh Quảng Ngăi đang nghĩ ǵ?
Tại sao trước những sự việc rơ ràng ràng, chứng cứ sờ sờ ra đấy, chỉ cần làm những phép so sánh giản đơn cũng thấy sự phi lư của những nhà vệ sinh có thiết kế y hệt nhau, chỉ khác địa bàn thôi th́ một đằng xây hết 1 đồng, 1 đằng xây hết 7 đồng mà người ta vẫn kiên gan để trả lời: “Trên phê duyệt thế nào th́ chúng tôi làm thế?”.
Trong những ngôi nhà vệ sinh “dát vàng” đó, có một thứ đáng ra rất quan trọng lại đang bốc mùi và trở thành đồ phế thải, đó chính là lương tâm của những vị phê duyệt dự án. Lũ trẻ con khốn khổ của chúng ta học được ǵ từ những sự vụ này? Chẳng phải người lớn đă dạy cho chúng một thí dụ bằng vàng về ḷng tham và sự chối bỏ trách nhiệm hay sao?
Hôm 15/6 mới đây, Thủ tướng Chính phủ đă ban hành Chỉ thị số 10 đưa nội dung pḥng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014. Nhiều người nghe chỉ thị này đă liên hệ ngay đến vụ “nhà vệ sinh ở Quảng Ngăi”, có lẽ nên đưa ngay sự việc này vào giáo án giáo tŕnh mà giảng dạy, để các thầy cô, học sinh cùng nhau phân tích xem người ta có thể thu vén của công về túi cá nhân trong những trường hợp nào, bằng phương kế nào.
Học sinh Việt Nam có cần được học về pḥng, chống tham nhũng không? Cần quá đi chứ khi mà các em chỉ mới đang ở độ tuổi đi học, c̣n hồn nhiên trong sáng và thơ ngây nhưng đă phải chứng kiến hàng bao nhiêu vụ tham nhũng, bớt xén của công dày đặc trong mọi lĩnh vực của đời sống xung quanh ḿnh. Những con đập kỳ vĩ nhưng 1 chiếc xe ben đụng khẽ vào đă đổ sụp, những con đường bê tông vỡ lở ra mới thấy bên trong là cốt tre, hệ thống điện lưới quốc gia chỉ một chiếc cẩn cầu đụng vào là tiêu tùng... Nếu không được học th́ với trí óc non nớt của ḿnh, các em làm sao lư giải được tất cả những câu chuyện “khó tin nhưng có thật” này?
Thế nên tôi ủng hộ nhiệt liệt Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ về việc các trường học ở VN phải có môn học về pḥng, chống tham nhũng. Không có ǵ đáng nguy hại hơn là những sự việc sờ sờ ngay trước mắt chúng ta hàng ngày mà lại không được phân tích thấu đáo, lư giải cặn kẽ và t́m nguyên nhân khắc phục, không được “chỉ tận tay, day tận trán”. Cứ tưởng tượng mà xem, hàng chục triệu học sinh, sinh viên cứ ngày ngày ra rả học và nghiên cứu về pḥng, chống tham nhũng, rồi đem sách về hỏi cha mẹ ḿnh, hẳn là các vị “có tật” cũng phải giật ḿnh ít chút chứ nhỉ?
Biết bệnh để chữa bệnh, cho dù chưa biết hiệu quả của môn học này sẽ ra sao, việc triển khai môn học này có vướng mắc ở khâu nào hay không, nhưng một khi đến cả học sinh cũng phải được học về pḥng, chống tham nhũng th́ đúng là đất nước chúng ta đă có một quyết tâm để triệt tận gốc căn bệnh này.