Giới chức châu Âu yêu cầu Mỹ xác định các chương tŕnh theo dơi của nước này nhằm vào loại dữ liệu ǵ và liệu chúng có vi phạm nhân quyền hay không
Giám đốc T́nh báo quốc gia Mỹ James Clapper cho rằng chương tŕnh thu thập dữ liệu PRISM chỉ nhằm vào các giao tiếp của những người không phải công dân Mỹ bên ngoài nước Mỹ đă khiến người dân châu Âu nghi ngại. V́ thế, chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên khi Phó Chủ tịch kiêm Ủy viên Tư pháp Ủy ban châu Âu, bà Viviane Reding, gửi thư cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder Jr cảnh báo chung quanh nghi vấn chính phủ Mỹ do thám người dân châu Âu.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Viviane Reding đề nghị nhà chức trách Mỹ sớm phúc đáp một cách chi tiết và thỏa đáng Ảnh: EURO NEWS
|
Ảnh hưởng quan hệ Mỹ - EU
Bà Reding yêu cầu bộ trưởng Tư pháp Mỹ giải thích rơ ràng về PRISM và các chương tŕnh khác của Mỹ liên quan đến việc thu thập và t́m dữ liệu cũng như các đạo luật cho phép thực hiện các chương tŕnh đó. Theo hăng tin Reuters, bà cũng đă đặt những câu hỏi cụ thể: Liệu công dân Liên hiệp châu Âu (EU) có bị theo dơi bởi chương tŕnh PRISM hay không; nhà chức trách Mỹ đă tiếp cận các dữ liệu đến mức nào và người dân có thể làm ǵ để chống lại t́nh trạng bị theo dơi.
Thêm vào đó, các giới chức EU đ̣i hỏi Mỹ phải đưa ra những lời giải đáp nhanh chóng và cụ thể nhằm bảo đảm rằng các chương tŕnh theo dơi đại trà của nước này không vi phạm những quyền riêng tư cơ bản của công dân châu Âu. Họ cũng cho rằng phạm vi sử dụng đạo luật yêu nước của Mỹ có thể dẫn đến t́nh huống các công ty châu Âu bị đ̣i hỏi chuyển dữ liệu cho Mỹ, vi phạm luật EU và luật các quốc gia EU. Họ không tin rằng các cơ quan an ninh Mỹ đă không xâm phạm các thông tin của người dân châu Âu trên internet.
Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của vấn đề và sự quan tâm của công chúng, bà Reding mong nhà chức trách Mỹ sớm phúc đáp một cách chi tiết và thỏa đáng. Bà c̣n khuyến cáo ông Holder rằng sự việc công chúng tin cậy quy định của pháp luật sẽ được tôn trọng - trong đó có sự bảo vệ tính riêng tư cho công dân của cả Mỹ lẫn EU - cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế số, kể cả việc kinh doanh xuyên Đại Tây Dương. Bà c̣n nhấn mạnh câu trả lời của phía Mỹ có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.
Ngoài ra, bà Reding bày tỏ sự quan ngại rằng người Mỹ đang tiếp cận và xử lư trên quy mô lớn các dữ liệu của công dân EU sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp internet của Mỹ. Bà cho rằng những chương tŕnh như PRISM và các đạo luật cho phép sử dụng chúng có thể đem lại những hậu quả bất lợi đối với những quyền cơ bản của công dân EU. Bà Reding nói rằng sự trao đổi dữ liệu v́ những mục đích thực thi pháp luật phải diễn ra ở mức độ cao nhất có thể qua các kênh chính thức. Bà nói thêm rằng các cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ chỉ nên được tiếp cận với các dữ liệu của công dân EU trên máy chủ của các công ty Mỹ trong những t́nh huống được xác định rơ ràng, bất thường và cần phải xem xét về mặt pháp lư.
Vi phạm luật EU
Tiến sĩ Ian Brown, trợ lư giám đốc Trung tâm An ninh Máy tính Trường Đại học Oxford, quả quyết: "Các đạo luật bảo vệ dữ liệu của EU đưa ra những giới hạn quy định một cách rơ ràng dữ liệu đă thu thập được về người dân có thể sử dụng như thế nào, kể cả dữ liệu trên mạng xă hội. Các công ty internet sẽ phải trả lời nhà chức trách EU và cả các cá nhân sử dụng internet ở châu Âu liệu họ có tuân theo tất cả mọi đạo luật bảo vệ dữ liệu của EU để chấm dứt những sự việc như chuyện đang xảy ra hay không".
Các chuyên gia bảo mật nhận định các công ty internet chuyển dữ liệu cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) theo chương tŕnh PRISM có thể sẽ bị kiện tại EU. Theo họ, các hành vi của chính phủ Mỹ và của các công ty Mỹ trên đất Mỹ không bị luật pháp EU chi phối nhưng các công ty hoạt động ở EU và phục vụ công dân khối này là đối tượng của các đạo luật bảo vệ dữ liệu nghiêm ngặt của EU. Những đạo luật này giới hạn hoạt động của các công ty thu thập dữ liệu và đ̣i hỏi họ phải công khai rơ ràng rằng dữ liệu sẽ được sử dụng ra sao và nó có thể được tiết lộ cho ai.
Ông Ian Brown nhấn mạnh: "Các công ty Mỹ đă thu thập dữ liệu cá nhân của người châu Âu, chẳng hạn như Facebook, sau đó cho các cơ quan chính phủ Mỹ truy nhập cũng bị ràng buộc bởi luật của EU. Họ không có sự chọn lựa nào khác ngoài việc tuân theo luật theo dơi của Mỹ nhưng nay họ sẽ đối mặt với những thách thức về pháp lư ở EU".
Ông Douwe Korff, giáo sư luật quốc tế tại Trường Đại học London và là chuyên gia về bảo mật, cho biết: "Châu Âu có những quy định nghiêm ngặt khi nào các cơ quan nhà nước có thể yêu cầu các dữ liệu cá nhân, kể cả trường hợp phục vụ cho các mục đích an ninh quốc gia". Ông Korff đưa ra so sánh: Các đạo luật của châu Âu về theo dơi luôn công khai, không giống như các đạo luật ở Mỹ cho phép NSA hành động như đă bị tiết lộ.
Xem lại thỏa thuận chia sẻ dữ liệu
Trong cuộc tranh luận tại Nghị viện châu Âu (EP) gần đây, các thành viên EP đă kêu ca họ phải nhượng bộ suốt một thập niên qua để người Mỹ truy cập vào các dữ liệu tài chính và du hành của EU. Họ khẳng định đă đến lúc xem xét lại các thỏa thuận và giới hạn việc tiếp cận với dữ liệu. Ông Jan Philipp Albrecht, người Đức, nhấn mạnh: "Chúng ta cần nói một cách rơ ràng: Hành vi theo dơi hàng loạt không phải là điều chúng tôi muốn". Các thành viên EP tuyên bố các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu xuyên Đại Tây Dương về tài chính và danh tính hành khách đi máy bay bây giờ đă có nguy cơ bị phá vỡ". Ông Martin Ehrenhauser, người Áo, thành viên độc lập của EP, cũng đồng t́nh với ư kiến đây là lúc cần xem lại các thỏa thuận trên và nghĩ đến việc kết thúc chương tŕnh chia sẻ dữ liệu với Mỹ.
NGÔ SINH/Nguoilaodong