- Các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa tin Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo tên lửa hành tŕnh hiện đại Kh-35. Nếu trở thành sự thực th́ đây là một bước nhảy vọt của công nghiệp quốc pḥng Việt Nam. Chúng ta thử phân tích thực hư vấn đề thông tin này như thế nào?
Các thông tin liên quan
Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga theo dự án tên lửa chống tầu BraMos hiện đang rất thành công.
Bản tin ngày 15/2/2012 của hăng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "
Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".
Các cơ quan của Việt Nam chưa đưa ra một phát ngôn chính thức nào về thông tin này. Tuy nhiên, báo chí của Việt Nam đều đăng tải phát biểu của quan chức quốc pḥng Nga.
Tham vọng và khả năng hiện thực hóa của Việt Nam?
Đối với bất kỳ nước nào, việc tự chủ trong sản xuất và trang bị vũ khí, đặc biệt là những vũ khí hiện đại, đều là mục tiêu cao nhất. Nắm trong tay khả năng tự chủ không chỉ tạo ra tiềm lực quân sự mạnh mà nó c̣n thể hiện sự phát triển về kinh tế, khoa học và vị thế chính trị của đất nước.
Hợp tác, chuyển giao công nghệ là bước đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển cao về khoa học công nghệ tương lai. Tiếp theo đấy có thể tự nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại khác. Việt Nam cũng không nằm ngoài tham vọng này.
Vậy khả năng hiện thực hóa tham vọng này của Việt Nam như thế nào?
Trước hết là về kinh tế, sau những năm chiến tranh liên miên khiến kinh tế kiệt quê, năm 1986, Việt Nam tiến hành sự nghiệp Đổi Mới. Sự thay đổi về đường lối đă đưa Việt Nam phát triển nhanh và ngân sách đă có phần chi cho quốc pḥng.
Việt Nam không chỉ dùng những vũ khí lạc hậu được viện trợ trước đây mà đă đầu tư mua sắm những vũ khí hiện đại: tàu ngầm Kilo 636, hệ thống pḥng không S-300PMU1, tàu tên lửa lớp Gepard 3.9, tổ hợp pḥng thủ bờ biển Bastion, máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V, tổ hợp tên lửa đối hạm Uran-E… Điều này thể hiện kinh tế Việt Nam có đủ khả năng hiện thực hóa tham vọng này.
Hai tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lư Thái Tổ
Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam đặt mua
Tổ hợp tên lửa bờ Bastion
Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Thứ hai, vị thế chính trị của Việt Nam là đối tác chiến lược và bạn hàng truyền thống của Nga, do vậy, khả năng Nga chuyển giao cho Việt Nam công nghệ chế tạo Kh-35E là rất lớn, nhất là khi Nga đă nghiên cứu thành công biến thể nâng cấp Kh-35U hiện đại hơn nhiều so với Kh-35E. Vấn đề chỉ là Nga sẽ chuyển giao đến đâu, bao nhiêu % công nghệ.
Bên cạnh đó, những căng thẳng trên biển Đông gần đây khiến Việt Nam càng quyết tâm đầu tư cho quốc pḥng để có thể bảo vệ được đất nước.
Thứ ba, về khoa học công nghệ, có thể nói đây là điều mà Việt Nam cần phải giải quyết nếu muốn hiện thực hóa tham vọng này. Việt Nam cần phải có một nền khoa học công nghệ hiện đại và đồng bộ, đội ngũ nhân lực đông và mạnh th́ mới tiếp thu hiệu quả từ dự án. Tuy nhiên, nếu được phía Nga hỗ trợ vấn đề này có thể giải quyết được.
Tại sao Việt Nam lại lựa chọn Kh-35E?
Trong những năm gần đây, căng thẳng trên biển Đông khiến cho Việt Nam phải tập trung nguồn lực quân sự cho việc bảo vệ biển đảo. Trả lời phỏng vấn của báo chí vào ngày 3/8, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó hải quân, pḥng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để nâng cao bảo vệ đất nước. Các quân chủng kỹ thuật phải đi trước và xây dựng con người hiện đại: có khả năng làm chủ các vũ khí có hàm lượng công nghệ cao.
Do vậy, nếu hợp tác chế tạo về tên lửa th́ chắc chắn một loại tên lửa đối hải sẽ được chọn. Vấn đề là tên lửa nào.
Ta thấy trong các loại tên lửa hải quân Nga đang sử dụng th́ các loại tên lửa thế hệ cũ như P-15, P-21, P-22, P-28, P-35 đều đă lỗi thời. Chúng có kích thước to, khối lượng lớn, thời gian chuẩn bị chiến đấu lâu, quỹ đạo bay đơn giản, khả năng tác chiến điện tử kém. Do đó rất dễ bị đối phương tiêu diệt mà chi phí duy tu, bảo tŕ lớn. V́ vậy các loại tên lửa này bị loại khỏi khả năng hợp tác.
Tên lửa đối hạm đầu tiên của Việt Nam P-15U
Tiếp theo là các loại tên lửa hiện đại nhất của Nga hiện nay như Yakhont, Moskit. Những loại tên lửa này có 3 rào cản chính: một là quá hiện đại nên khả năng tiếp thu của Việt Nam rất khó để đáp ứng; hai là phía Nga chắc hẳn cũng chưa thể chuyển giao hoàn toàn trong khi chưa nghiên cứu ra các loại tiên tiến hơn, ba là chi phí cho mỗi quả tên lửa quá lớn.
Trong khi đó tên lửa Kh-35, lại có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt. Phía Nga cũng sẵn sàng chuyển giao khi họ đă nghiên cứu thành công Kh-35U tính năng vượt trội.
Kh-35 cũng được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molinya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Nếu được trang bị thêm tổ hợp Bal-E, phiên bản cho Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K th́ Việt Nam sẽ có một lực lượng tên lửa diệt hạm đồng bộ và hùng hậu.
Vậy Việt Nam đă chuẩn bị được những ǵ?
Điều quan trọng đầu tiên đó là nguồn nhân lực. Trên trang
wikipedia có giới thiệu về Học viện Kỹ thuật Quân sự, nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Quân đội hiện nay. Từ những năm 2009, các chuyên ngành Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa, Thiết kế chế tạo Tên lửa, Thiết kế, chế tạo Radar lần lượt được bổ sung, có thể đây là bước chuẩn bị nhân lực cho tương lai.
Ngoài Học viện Kỹ thuật Quân sự, các tổ chức như Viện Tên lửa, Viện Radar… thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự; Tổng cục Công nghiệp Quốc pḥng cũng là nơi sẽ cung cấp nhân lực cho dự án.
Về cơ sở vật chất, hiện nay Tổng cục Công nghiệp Quốc pḥng có hệ thống các nhà máy khá đồng bộ, nhiều nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại như Z131, Z121, Z111, Z183… do vậy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của dự án nếu được đầu tư mạnh.
Từ những nhận định trên chúng ta thấy, việc Việt Nam và Nga hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35 là hoàn toàn có cơ sở. Hi vọng với sự quyết tâm cao kế hoạch “Kh-35E made in Vietnam” sớm trở thành hiện thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước.
AP