(GDVN) - Đây là khẳng định của người đứng đầu tổ chức DRDO Ấn Độ, cho thấy năng lực đáp trả hạt nhân của Ấn Độ tăng mạnh.
Tên lửa đạn đạo Agni-5 Ấn Độ
Ngày 3 tháng 7, tờ "India Today" Ấn Độ dẫn lời Avinash Chander, người phụ trách mới của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc pḥng Ấn Độ (DRDO) đă tiết lộ với tờ "Headlines Today" rằng, với tư cách là người phụ trách chương tŕnh nghiên cứu thiết bị quân sự quốc gia, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ông là rút ngắn thật lớn thời gian đáp trả hạt nhân tiềm tàng của Ấn Độ.
Theo bài báo, Ấn Độ khác với Trung Quốc, phương diện nghiên cứu các chương tŕnh chiến lược rơ ràng là "nh́n trước ngó sau". Nhưng Chander lại nói một cách tự hào hiếm thấy rằng: "Trong năng lực tấn công hạt nhân lần thứ hai, điều quan trọng nhất là tốc độ phản ứng của chúng tôi nhanh thế nào".
Ông cho biết, Ấn Độ "đang chế tạo nhiều tên lửa có tính năng linh hoạt cao, tốc độ phản ứng nhanh và tính năng ổn định hơn, như vậy chúng tôi có thể đáp trả trong vài phút".
Bài báo cho rằng, hệ thống vũ khí hạt nhân trên bộ hiện nay của Ấn Độ gồm có tên lửa Agni-1 tầm phóng 1.250 km, tên lửa Agni-2 tầm phóng 2.000 km và tên lửa Agni-3 tầm phóng 3.500 km.
Người phụ trách này của Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc pḥng Ấn Độ cho biết, 2 loại tên lửa mạnh nhất của nước này - tên lửa Agni-4 tầm phóng 4.000 km và tên lửa Agni-5 tầm phóng 6.000 km đă ở trong giai đoạn thử nghiệm, ông tin là tên lửa hạt nhân này đều sẽ trở thành thành viên của kho vũ khí chiến lược Ấn Độ trong 2 năm tới.
Năm 2012, Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-5, có thể vươn tới toàn bộ lănh thổ Trung Quốc
Chander c̣n cho biết, Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa Agni-4 và Agni-5 trong 2 năm tới, đây cũng là lần đầu tiên Ấn Độ cùng đưa 2 loại tên lửa chiến lược tầm xa này vào kho vũ khí chiến lược.
Tên lửa Agni-3, Agni-4 và Agni-5 đă làm dịu bớt t́nh trạng cấp bách hiện nay của Ấn Độ, đồng thời đă đáp ứng được yêu cầu của Ấn Độ.
Khi được hỏi Ấn Độ phải chăng cần tên lửa đạn đạo xuyên lục địa như DF-31 của Trung Quốc và các vũ khí khác có tầm phóng trên 10.000 km đang nghiên cứu phát triển, Chander cho biết, pḥng thử nghiệm tên lửa của ông có năng lực nghiên cứu phát triển được và triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chỉ trong 3-5 năm tới.
Nhưng, ông nói thêm rằng: "Tổng quan thế giới hiện nay, chúng tôi cảm thấy thật sự không cần thiết nghiên cứu phát triển tên lửa có tầm phóng vượt 6.000 km. Hơn nữa, vấn đề khó khăn về công nghệ nền tảng cần thiết của tên lửa tầm xa vẫn chưa được khắc phục".
Ngày 19 tháng 9 năm 2012, Ấn Độ phóng thử tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4
Việt Dũng