Trung Quốc giễu cợt khả năng quân sự của Philippines - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-20-2013   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 73
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Trung Quốc giễu cợt khả năng quân sự của Philippines

Tạp chí Liêu vọng số mới nhất của Trung Quốc đăng bài viết với tựa đề 'Dục vọng Philippines - Ư đồ của quân đội đứng thứ 31 thế giới', giễu cợt khả năng quân sự của Philippines.

Philippines múa vơ 'ra oai' với Trung Quốc

Với tư cách là bên tham gia chủ yếu trong cuộc đối đầu trên biển Đông thu hút sự quan tâm nhất của dư luận trong gần 30 năm qua, thời gian gần đây, lực lượng vũ trang Philippines và các nhà lănh đạo cấp cao của nước này liên tiếp xuất hiện trong trạng thái múa vơ giương oai. Trong đó lực lượng cảnh vệ bờ biển Philippines c̣n trực tiếp tấn công một tàu đánh cá của Đài Loan khiến 1 ngư dân thiệt mạng. Sức mạnh quân sự của Philippines và sự phát triển của lực lượng này là vấn đề vừa thu hút sự chú ư của dư luận, vừa khiến dư luận cảm thấy xa lạ. Đối với quốc đảo này, dân chúng Trung Quốc không hiểu nhiều, cùng lắm chỉ là chế độ độc tài Marcos, nữ tổng thống Corazon C. Aquino và “kẻ làm mướn Philippines”.


Quân đội Mỹ-Phi gần đây thường xuyên tổ chức tập trận khiến Trung Quốc bất an.

Liêu Vọng lớn tiếng cho rằng cần phải nói rơ, sự so sánh sức mạnh quân sự chưa bao giờ là vấn đề cốt lơi trong các cuộc tranh chấp trên biển Đông.

Đối với vấn đề việc mua tàu sân bay Principe de Asturias sẽ giúp Philippines nâng cao được bao nhiêu sức mạnh cho lực lượng hải quân”, câu trả lời của ông D.Allen - chuyên gia của Trung nghiên cứu an ninh châu Á (Mỹ) thực sự chẳng khác ǵ một hóa đơn mua hàng.

“Philippines c̣n muốn mua 10 chiếc máy bay chiến đấu cất cánh thẳng đứng AV-8 Harrier II, 10 chiếc máy bay trực thăng, ít nhất 2 chiếc tàu khu trục, tất cả đều phải có năng lực pḥng không khu vực. Ngoài ra c̣n thêm 2 tàu hộ vệ, 1 tàu tiếp tế hậu cần, ngoài ra lư tưởng nhất là có thêm 1 chiếc tàu ngầm” - Ông D.Allen nói, dĩ nhiên c̣n phải tiến hành cải tạo tàu sân bay Principe de Asturias, ít nhất phải trang bị thêm tên lửa pḥng không cự ly gần ngoài 4 tháp pháo pḥng không ở cự ly gần mà nó đang có.

Trừ phi có được nhiều tài nguyên dầu hơn ở biển Đông “nếu không thậm chí Philippines không thể mua nổi chiếc AV-8 second hand và hệ thống tên lửa thông minh trang bị cho nó”- Ông D.Allen giải thích, 3 năm trở lại đây – tức tính từ năm 2011, trung b́nh mỗi năm ngân sách chi cho quốc pḥng của Philippines đạt mức kỷ lục – lên tới 200 triệu USD, tương đương với chi phí mua sắm, bảo dưỡng 2-3 chiếc máy bay chiến đấu loại này của Mỹ và vũ khí trang bị cho nó.

Khoảng ¾ nguồn ngân sách này lấy từ khoản thuế do mỏ dầu Malampaya của Philippines đóng góp. “Chỉ cần Philippines có thêm 1 mỏ dầu với quy mô tương đường, tiến tŕnh hiện đại hóa quân đội của quốc gia này sẽ đẩy nhanh gấp đôi” - Ông D.Allen nói.

Theo xếp hạng của website quân sự hàng đầu thế giới GFP, sức mạnh quân sự của Philippines đứng ở vị trí 31 trên toàn cầu. Trong các hệ thống đánh giá khác, sức mạnh quân sự của Philippines đứng ở vị trí trên 20 hoặc ngoài 40, so với các nước quân sự lớn ở Đông Bắc Á th́ c̣n một khoảng cách rất xa.


Tàu chiến BRP Gregorio del Pilar hiện đại nhất của Philippines chỉ là tàu tuần duyên Mỹ đă thải loại.

Liêu Vọng cho rằng, lấy sự tranh chấp trên biển Đông làm cái cớ, kể từ khi độc lập – từ năm 1946 cho đến nay, Philippines đang cố gắng phát triển khả năng pḥng ngự ở mức tối đa. Tuy nhiên, sự viện trợ của bên ngoài vẫn là con đường duy nhất để Philippines hiện đại hóa quân sự, kể cả như vậy, sự viện trợ này không có ư nghĩa thực tế mà chủ yếu là để “ra oai” với Trung Quốc.

Giật gấu vá vai chi cho quân sự

Theo báo TQ, năm 1951, Philippines và Mỹ kư kết Hiệp ước pḥng ngự chung, trở thành một phe của chiến tranh lạnh. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, năm 1992, Mỹ đă chấm dứt sự tồn tại về mặt quân sự trên quy mô lớn ở Philippines, đồng thời đóng cửa căn cứ hải quân trên vịnh Subic và căn cứ không quân Clark – trụ cột của mặt trận quân sự Đông Nam Á.

Kể từ đó trở đi, mối quan hệ quân sự giữa hai nước gần như bằng không. Do 2/3 ngân sách chi cho quốc pḥng của Philippines lấy từ tiền thuê căn cứ quân sự của Mỹ. Sau khi Mỹ rút lui, Philippines không có đủ khả năng xây dựng quân đội để đối phó với các lực lượng phiến quân như New People's Army hay Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF).

Một câu nói được lưu truyền trong giới chính khách Phillpines là: “Không quân của chúng ta chỉ có không khí, không có quân đội, lực lượng cảnh vệ bờ biển của chúng ta chỉ có bờ biển, không có cảnh vệ”.


Máy bay OV-10 cũ kỹ của không quân Philippines.

Giữa thập kỷ 1990, khi Philippines tuyên bố Trung Quốc “chiếm” Đá Vành Khăn – khu vực Trung Quốc gọi là Mei jijiao, Philippines gọi là Panganiban, đồng thời quốc gia này cũng khởi động chương tŕnh hiện đại hóa quân sự kéo dài 15 năm với tổng ngân sách lên tới trên 12,8 tỉ USD.

Cuối năm 1996, quốc hội Philippines thông qua dự án hiện đại hóa quân đội giai đoạn 1 trị giá 1 tỉ USD, nguồn ngân sách này chủ yếu lấy từ việc bán đất của quân đội.

Tuy nhiên, dự án này bắt đầu được chính thức thực thi từ năm 1998, đúng thời điểm nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. 8 tỉ Peso rót cho giai đoạn 1 bị trượt giá từ hơn 300 triệu USD xuống c̣n chưa đầy 200 triệu USD. Đồng thời ngành bất động sản cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giá đất giảm mạnh.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đă phá vỡ kế hoạch phát triển quân sự đầu tiên của Philippines, trả tiền chậm cho các nhà thầu quốc pḥng nước ngoài 1 ngày, quân đội Philippines lại mất đi một chiếc xe tăng kiểu mới. Trên thực tế, những kế hoạch này được đề ra từ thập kỷ 1980, măi cho đến khi quân đội Mỹ rút lui mới cảm thấy cần phải thực hiện. Chính trong bối cảnh này, Philippines lại một lần nữa bắt đầu t́m kiếm sự bảo vệ quân sự của nước ngoài.

Đến năm 1999, khi Philippines chuẩn bị tái khởi động kế hoạch hiện đại hóa quân sự, lôi kéo sự viện trợ của Mỹ đă trở thành sự lựa chọn hàng đầu của quốc gia này. Phi – Mỹ đă kư kết Hiệp định thăm viếng quân sự, đặt nền móng cho sự tồn tại quân sự của Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á này.

Ngoài việc tổ chức cuộc tập trận chung với sự tham gia của trên 5.000 binh lính, tổng thống đương nhiệm của Mỹ lúc đó là B.Clinton c̣n cam kết sẽ cung cấp khoản viện trợ quân sự trị giá 100 triệu USD cho Philippines. Đồng thời, Mỹ sẽ tặng cho Philippines các loại vũ khí cũ bao gồm một pháo hạm bảo vệ bờ biển.

“Nhân tố khiến tổng tống Aquino III thúc đẩy hiện đại hóa quân sự trước hết là do những phiến loạn trong nội bộ đă được dẹp yên dưới sự hỗ trợ của chương tŕnh chống khủng bố của Mỹ, hiện tại số người của Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro giảm đi hơn một nửa, lực lượng New People's Army cũng giảm đi 4/5, Philippines có thể tập trung nhân lực và tài chính cho hoạt động xây dựng lực lượng hải quân và không quân” - Ông D.Allen phân tích.

Kế hoạch phát triển quốc pḥng mà ông Aquino đưa ra khi tham gia tranh cử là: Sẽ tăng khoản ngân sách chi cho quốc pḥng chiếm 1% GDP của Philippines lên 2%, trọng điểm từ dẹp loạn trong nước chuyển sang hiện đại hóa hoạt động pḥng ngự lănh thổ và cứu trợ thiên tai.

Từ tháng 7/2010 đến tháng 1/2011, trong mấy tháng đầu mới cầm quyền của ông Aquino III, mức ngân sách đầu tư cho hoạt động hiện đại hóa lực lượng vũ trang Philippines lên tới gần 400 triệu USD. Trong khi trong 15 năm trước đó, tổng ngân sách chi cho quốc pḥng chỉ đạt mức 800 triệu USD.

Tháng 12/2012, Philippines sửa đổi luật hiện đại hóa quân đội vũ trang, quyết định chi 1,8 tỉ USD cho quốc pḥng trong ṿng 5 năm.

Như vậy, ngoài sự viện trợ của nước ngoài, bản thân Philippines cũng đầu tư nhiều hơn về ngân sách cho quân đội nước ḿnh. Mùa xuân năm 2012, trong chuyến thăm Washington, ông Aquino III cho biết Philippines muốn mua 12 chiếc máy bay chiến đấu F-16 second hand.

Trong cả kế hoạch hiện đại hóa không quân, Philippines kỳ vọng sẽ dùng trên 1,6 tỉ USD để mua khoảng 50 máy bay quân sự các loại. Đồng thời, từ năm 2011, Philippines đă lần lượt mua 3 chiếc tàu hộ vệ lớp Hamilton đă “nghỉ hưu” của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ. Philippines sẽ phải chi khoảng 42 triệu USD cho các hợp đồng chuyển nhượng và kinh phí huấn luyện này, c̣n Mỹ th́ tiết kiệm được khoản kinh phí xử lư tàu chiến hết hạn sử dụng trị giá 30 triệu USD.

Năm 2012, Philippines quyết định cho Lực lượng tự vệ và Cảnh sát biển Nhật Bản thuê cảng khẩu, mỗi năm Philippines sẽ đút túi khoảng 100 triệu USD tiền cho thuê cảng, số tiền này lại được dùng để mua tàu chiến của Nhật Bản.

“Những đóng góp của sự tăng trưởng kinh tế đối với chương tŕnh hiện đại hóa quân sự của Philippines gần như có thể bỏ qua”. Ông D.Aillen cho rằng, kể cả Philippines giữ được mức tăng trưởng kinh tế 10% như Trung Quốc th́ cũng khó có thể đáp ứng biên độ tăng mỗi năm hàng trăm triệu USD của ngân sách chi cho quốc pḥng. “Tái cho thuê cảng quân sự và căn cứ quân sự là một sự lựa chọn, nhưng sẽ vấp phải sự phản đối gay gắt trong nước. Xem ra, tranh giành tài nguyên là con đường duy nhất có thể thực hiện, tuy nhiên lại buộc phải đối mặt với Trung Quốc. Đây là những mâu thuẫn trong quá tŕnh gia tăng ngân sách chi cho quốc pḥng của Philippines”.

Thủy quân lục chiến chiếm tỉ lệ cao nhất toàn cầu

Theo ông D.Aillen, kể cả với tốc độ phát triển như hiện nay, 10 năm sau Philippines vẫn không thể trang bị hết các loại vũ khí cần thiết cho tàu sân bay Principe de Asturias.

Trước khi nhập về tàu hộ vệ lớp Hamilton với lượng choán lước 3.200 tấn, tàu chiến lớn nhất của hải quân Philippines là tàu BRP Rajah Humabon với lượng choán nước 1.600 tấn, đây là tàu khu trục hộ vệ chống tàu ngầm của hải quân Mỹ từng được sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Năm 1978 Philippines được hải quân Mỹ tặng tàu BRP Rajah Humabon và chuyển sang Hàn Quốc để trùng tu, sửa chữa. Tuy nhiên do thiếu sự bảo dưỡng và máy móc, từ thập kỷ 1990, con tàu này đă mất đi khả năng chống tàu ngầm, hiện tại chỉ sử dụng như tàu hộ vệ tuần tra. Nguyên nhân thiếu máy móc là do đă không c̣n công ty nào của Mỹ sản xuất loại radar mà tàu BRP Rajah Humabon sử dụng.


Thủy quân lục chiến Mỹ-Phi tập trận liên hợp.

Tàu chiến hiện đại nhất mà Philippines đang có c̣n bao gồm: 3 chiếc tàu hộ tống lớp Peacock cũ được Philippines mua lại của Hải quân Anh năm 1997. Peacock có lượng giăn nước 760 tấn, cũng sử dụng pháo hạm đường 76 mm như tàu BRP Rajah Humabon. Ngoài ra c̣n có tàu hộ vệ lớp Rizal đă từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai, tàu tuần tra ... Những con tàu được Philippines gọi là tàu hộ vệ, tàu tuần tra này đều không có khả năng phóng tên lửa, hay nói cách khác phải tấn công kẻ địch mặt đối mặt. “Nếu Philippines thực sự có tàu sân bay Principe de Asturias th́ một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba ở cự ly hơn chục km phóng tên lửa là có thể đánh ch́m nó, đừng nói đến việc phóng tên lửa đất đối hạm từ đại lục và đảo”- Ông Richard Koch – phó chủ bút một website quân sự của Mỹ nhận định.

Đây là tàu sân bay của hải quân Tây Ban Nha, cũng là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử hải quân hiện đại.

Nó được chế tạo từ năm 1979, sau rất nhiều trắc trở, năm 1988 đă hoàn thành. Lượng choán nước chỉ có 17.000 tấn, chính v́ thế sàn sân bay chỉ dài 175,3m, do đó lại phải bổ sung thêm một đoạn sàn cơ động ở phía cuối sân để máy bay có thể cất cánh.

Thập kỷ 1990, xưởng đóng tàu của Tây Ban Nha lấy tàu sân bay Principe de Asturias làm nền tảng và chế tạo tàu sân bay Chakri Naruebet R-911 vốn được mệnh danh là hàng không mẫu hạm nhỏ nhất thế giới. Tàu sân bay có lược choán nước 11.450 tấn này là chế tạo riêng ho Thái Lan, sử dụng rất nhiều vật liệu dân dụng.

Kể cả tàu lớp Hamilton cũng không có trang bị chống hạm và tên lửa pḥng không, loại tàu tuần tra lớn nhất của Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ này có nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra ở các đặc khu kinh tế của Mỹ, chấp pháp và thực hiện các hoạt động t́m kiếm, cứu nạn.

Theo thông tin của phía Philippines, khoản ngân sách mua tàu lớp Hamilton đều bắt nguồn từ nguồn thu từ các mỏ dầu trên biển.

Trên thực tế, nổi tiếng nhất trong lực lượng hải quân Philippines vẫn là lực lượng thủy quân lục chiến. Trong 24.000 lính hải quân, lực lượng thủy quân lục chiến chiếm khoảng 45%, gần như chiếm tỉ lệ cao nhất trên toàn cầu. Lộ diện trong các cuộc tập trận Mỹ- Phi chủ yếu cũng là lực lượng thủy quân lục chiến.

Lực lượng thủy quân lục chiến Philippines chia thành 10 tiểu đoàn, trong đó tinh nhuệ nhất là tiểu đoàn đặc nhiệm Palawan. Đây là một lực lượng có phản ứng rất nhanh nhạy, có nguồn tin nói rằng lực lượng này đồn trú tại tỉnh Palawan nằm ở phía Tây Nam Philippines, nơi có rất nhiều đảo.

Tuy nhiên, Philippines lại thiếu binh lực để trang bị cho tàu chiến. Chính v́ thế, theo kế hoạch trang bị hải quân mới, Philippines đang có kế hoạch mua tàu chiến lưỡng cư.

Tuy nhiên tàu sân bay bay Principe de Asturias có khả năng phóng tên lửa chông hạm, có thể tấn công kẻ địch ở cự ly cực xa. “Sẽ là sáng suốt hơn nếu Philippines dùng số tiền này để mua máy bay chiến đấu hoặc mua tàu ngầm như họ đă có kế hoạch. Như thế nếu biển Đông xảy ra chiến tranh th́ có thể như Argentina trong cuộc chiến tranh Falkland năm 1982, sử dụng máy bay chiến đấu áp dụng chiến thuật đánh lén để đột kích ở độ cao vừa phải trên không trung, phóng tên lửa đánh ch́m tàu hộ vệ của Anh”. Ông D.Aillen cho rằng, Philippines không thể dùng tàu chiến cỡ lớn để đối đầu với cường quốc quân sự châu Á.

“Nếu Philippines mua được máy bay chiến đấu F-16, th́ có thể đă “treo” cả tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon. Tổ hợp trị giá vài tỉ USD này là sự lựa chọn hiệu quả nhất, kinh tế nhất để đối phó với tàu chiến. Kể cả chỉ có một quả tên lửa bắn trúng được một tàu chiến lớn, cũng đă là chiến tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân đội Philippines” - Ông Richard Koch nói.

Đảo chính và tham nhũng

Như một số nước Đông Nam Á khác, mối quan hệ giữa chính phủ và quân đội cũng có thể trở thành rào cản cho Philippines trong quá tŕnh hiện đại hóa quân đội.
Mặc dù cách cuộc đảo chính cuối cùng xảy ra năm 2006 đă 7 năm, nhưng Philippines vẫn là quốc gia xảy ra nhiều cuộc đảo chính quân sự nhất Đông Nam Á. Cuộc đảo chính lật đổ tổng thống Gloria Arroyo lần trước là cuộc đảo chính quân sự thứ 12 xảy ra ở Philippines kể từ năm 1986.

Đầu năm 2012, trong buổi lễ kỷ niệm 26 năm thành lập nhóm pḥng vệ tổng thống, tổng thống Benigno Aquino c̣n nhắc rằng những người mặc quân phục “luôn muốn phục hồi chế độ cũ, một thời gian dài vơ vét của công. V́ họ biết rằng tôi sẽ không nương tay, muốn lật đổ tôi, như thế sẽ không có ai khởi tố bọn họ”.

Kể từ khi lên nắm quyền, ông Benigno Aquino luôn coi hoạt động chống tham nhũng trong quân đội là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch cầm quyền của ḿnh, đă có 3 tổng tham mưu trưởng quân đội dính líu đến các vấn đề tham nhũng.

Tháng 2-2011, một người trong đó – cựu Bộ trưởng quốc pḥng cựu tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Philippines Angelo Reyes đă tự sát. Ông này từng đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng môi trường, Bộ trưởng nội chính và Bộ trưởng năng lượng... Ông Angelo Reyes bị cáo buộc là nhận hối lộ 1,1 triệu USD khi giải ngũ vào năm 2011. Số tiền này đáng lẽ được dùng cho các hoạt động chi tiêu của lực lượng quân đội ǵn giữ ḥa b́nh, tuy nhiên lại trở thành “tiền giải ngũ” của tướng lĩnh cao cấp. Ngày tự sát vốn là ngày ông Angelo Reyes phải ra giải tŕnh trưởng Hạ nghị việc quốc hội.

Tuy nhiên, mấy ngày sau, quân đội Philippines vẫn long trọng tổ chức lễ tang cho Angelo Reyes và bắn 21 phát đại bác, cử trực thăng rắc hoa trên không trung.
Các quan chức quốc pḥng cao cấp và chính khách khác như tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang hiện nay của Philippines, cựu tổng thống Arroyo, thị trưởng thành phố Manila... đều tham gia lễ tang. Cuối cùng, tổng thống Benigno Aquino cũng phải đến viếng.

Vấn đề tham nhũng trong quân đội Philippines có mối liên hệ lớn với nền chính trị và chế độ quản chế quân sự kéo dài mấy chục năm của quốc gia này.

Hầu hết các nghị sĩ của quốc hội Philippines đến từ 134 gia tộc, trong đó có 4 gia tộc lớn là Aquino, Lopez, Mamos và Garcia. Trong cuộc bầu cử năm 2007, trong 265 nghị sĩ trúng cử, có 160 nghị sĩ đến từ các “gia tộc quyền quư”.

Sau khi chế độ dân chủ được phục hồi, trong các đời tổng thống Philippines, chỉ có tổng thống Joseph Ejercito Estrada không phải là thành viên của “gia tộc quư tộc”, tuy nhiên vị tổng thống này lại giành được sự ủng hộ của gia tộc Lopez. Để đáp lại, J.E.Estrada giao phó quyền kinh doanh các lĩnh vực quan trọng như thủy điện, đường sá và phát thanh cho gia tộc Lopez. Mẹ của tổng thống đương nhiệm Benigno Aquino cũng đă từng vấp phải lời cáo buộc tương tự.

Lực lượng quân đội một thời thống trị quốc là là lực lượng có sức mạnh hùng hậu nhất trên nghị trường, các gia tộc quyền quư lần lượt kết thân với các phe thế lực trong quân đội. “Các khoản ngân sách chi cho quốc pḥng có thể cuối cùng sẽ như những hạt cát rắc vào tấm lưới bặt tăm bặt tích”. Ông Richard Koch nói, điều quan trọng hơn là, nếu sự can thiệu của quân đội đối với đời sống chính trị của quốc gia lớn, một số chính trị gia có thể sẽ yêu cầu cắt giảm ngân sách chi cho quốc pḥng để trả đũa.

Ông Richar Koch nhớ lại rằng, cuối thập kỷ 1990, một trong những kết quả của cuộc chống tham nhũng của tổng thống J. E .Estrada là biến khoản ngân sách chi cho quân đội ở giai đoạn 1 trị giá gần 8 tỉ Piso trượt giá gần 1 nửa, nhưng ông Benigno Aquino lại gia tăng ngân sách chi cho quốc pḥng.

D. Aillen cho rằng, đối với trong nước, nhà cầm quyền Philippines cần thông qua việc gia tăng ngân sách chi cho quốc pḥng để giành được sự ủng hộ của quân đội; Với bên ngoài, cần thông qua hoạt động mua sắm vũ khí – dù là tiên tiến hay lạc hậu để thể hiện với các nước ḷng quyết tâm đối đầu với Trung Quốc của ḿnh. Tuy nhiên, Benigno Aquino cũng hiểu rất rơ rằng Philippines không thể một ḿnh đối chọi với Trung Quốc.

Theo Tiền phong
Nguoiduatin
saigon75_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	cafengoctung.jpg
Views:	5
Size:	69.7 KB
ID:	494349
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 06:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07557 seconds with 14 queries