Giám đốc Công ty du lịch mạo hiểm Việt (Đà Lạt) Vơ Đức Trung mở đầu phần thảo luận bằng ư kiến “Hội nghị này nên mời các chủ ḷ mứt, chủ quán ăn… đi mới phải, bởi đội ngũ “c̣” đă “góp phần” làm xấu mặt du lịch Đà Lạt.
Theo ông, chỉ nội việc làm sao hạn chế việc khách “sợ” đến Đà Lạt đă là một thành công.
Một nhà báo sinh ra và lớn lên ở vùng đất này cho biết rất hạn chế đưa những thông tin về “c̣” đánh du khách lên mặt báo và nhận xét, “đó phải chăng là yêu mảnh đất này quá nên “nuông chiều”?
Nhà báo này c̣n liệt kê sơ bộ những vụ việc “nổi cộm”, liên quan đến “c̣”: Mới cách đây hai ngày, hai “c̣ mứt” đâm trọng thương một thanh niên khi anh đang tâm sự với người yêu bên hồ Xuân Hương. Tháng 5-2013, một tài xế đưa đoàn khách Nam Định vào Đà Lạt du lịch đă bị “c̣” hành hung, khi không chịu “ghé” vào một cơ sở đặc sản trên đường Nguyên Tử Lực; rồi đầu năm 2013, hướng dẫn viên của một công ty du lịch ở TP Hồ Chí Minh bị một nhóm “c̣ mứt” đuổi đánh, khi anh từ chối đưa khách vào “tham quan” một cơ sở mứt cùng đường Nguyên Tử Lực…
Mới đây, TP Đà Lạt đă công bố số điện thoại “nóng” của các cơ quan, cá nhân phụ trách để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, du khách về dịch vụ du lịch trên địa bàn, nhưng nạn “c̣” du lịch vẫn chưa có chiều hướng giảm.
Đa số đại biểu đều cho rằng, hiện tượng “c̣” bủa vây các khu du lịch diễn ra nhiều năm rồi, thuốc thường đă nhờn, có lẽ phải cần loại “đặc trị”
Nạn “c̣” “động tay, động chân” với hướng dẫn viên, tài xế xe du lịch vẫn diễn ra, khi “đội quân” này được hưởng khoản hoa hồng béo bở tới 30%, khi dắt khách cho các cơ sở mứt. Chưa kể loại “c̣ khách” cho các cơ sở lưu trú, “c̣ cơm” cho những quán ăn…
Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, Tôn Thiện San cho biết, tỉnh đang tập trung xử lư nạn “c̣” du lịch, nhưng gặp khó là luật chưa có quy định nào về xử lư “c̣” cả, trừ trường hợp có hợp đồng lao động.
Sắp tới thành phố sẽ mời các chủ ḷ đặc sản, chủ khách sạn thống nhất việc không sử dụng “c̣”, việc không tăng giá trong các dịp lễ lớn, bán đặc sản phải có nguồn gốc rơ ràng nếu không sẽ bị xử phạt nặng.
Theo báo cáo, năm 2012, lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng đạt gần bốn triệu lượt, trong đó hơn 200 ngh́n lượt khách quốc tế. Riêng sáu tháng đầu năm 2013, đă đạt hơn 2,1 triệu lượt (gần 200 ngh́n lượt khách quốc tế).
Tăng trưởng du lịch đạt 11,6%. Ngành du lịch phát triển đă góp phần giải quyết việc làm cho hơn chín ngh́n lao động trực tiếp, và khoảng 25 ngh́n lao động gián tiếp.
Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đă đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động một số khu, điểm du lịch mới, như Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, Sân golf Sacom Tuyền Lâm… và nhiều khu, điểm du lịch đă đầu tư sản phẩm du lịch mới.
Ngoài nạn “c̣ du lịch” gây ảnh hưởng lớn đến môi trường du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, lănh đạo địa phương cũng nh́n nhận, tiến độ triển khai các công tŕnh trọng điểm về du lịch c̣n chậm, như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, một trong những khu quy hoạch du lịch chuyên đề của quốc gia, sau mười năm triển khai mới chỉ có 3/38 dự án đăng kư đầu tư đi vào hoạt động; Khu du lịch Đankia - Đà Lạt hiện đang tiếp tục mời gọi đầu tư; công tác quảng bá du lịch c̣n nhiều hạn chế, kư kết hợp tác nhiều về du lịch nhưng triển khai chưa hiệu quả, sản phẩm du lịch c̣n nghèo nàn, trùng lắp…
Cuối năm 2013, sẽ có sự kiện “bốn trong một” được tổ chức tại Đà Lạt, gồm: Festival di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN lần thứ nhất, năm Du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014, kỷ niệm 120 năm Đà Lạt h́nh thành và phát triển và Festival hoa Đà Lạt lần thứ 5.
Đây phải chăng là “cơ hội” để Đà Lạt - Lâm Đồng quyết liệt dẹp “c̣”, “sửa sang” lại diện mạo ngành “công nghiệp không khói”, ngành kinh tế động lực… xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch văn minh.