Tăng cường hợp tác giữa 2 nước về vấn đề Biển Đông, chống biến đổi khí hậu và Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương là những nội dung chính trong cuộc hội đàm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama.
Ngày 23/7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Hà Nội lên đường thăm chính thức Mỹ theo lời mời của Tổng thống Barack Obama. Theo kế hoạch, chuyến thăm diễn ra từ ngày 24 đến 26/7.
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 20 ở thành phố Vladivostok (Nga). Ảnh: TTXVN. |
Cột mốc lịch sử
Đây là chuyến thăm chính thức Mỹ lần thứ 2 của người đứng đầu Nhà nước ta sau gần 2 thập niên b́nh thường hóa quan hệ và là chuyến trao đổi đoàn cấp cao đầu tiên trong ṿng 5 năm qua. Chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang là sự triển khai tích cực đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy trong cộng đồng quốc tế cũng như chiến lược hội nhập quốc tế của nước ta.
Đánh giá về chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Trợ lư ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng đây là một chuyến thăm có nhiều ư nghĩa và sẽ là một cột mốc lịch sử.
Theo ông Russel, Việt Nam ở gần trung tâm của chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á. Việt Nam nổi lên như một quốc gia có tầm quan trọng ở Đông Nam Á và đặc biệt có vai tṛ lớn trong ASEAN, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang gắn kết mạnh mẽ với khu vực này nhằm củng cố sức mạnh của một tổ chức khu vực được thành lập dựa trên các khuôn khổ luật định và sự đồng thuận.
Ông Russel nhấn mạnh Việt Nam là đối tác đàm phán quan trọng của Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP). V́ vậy, chủ đề lớn nhất trong cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ sẽ là Hiệp định TPP, vốn được lănh đạo các nước tham gia đàm phán, trong đó có Mỹ và Việt Nam, cam kết sẽ hoàn tất vào cuối năm nay.
Cũng theo ông Russel, chuyến thăm này là cơ hội để tăng cường hợp tác giữa hai nước về các vấn đề chiến lược ở khu vực, trong đó có vấn đề biển Đông. Đây cũng là cơ hội để Mỹ tăng cường hợp tác với ASEAN và là sự chuẩn bị cho chuyến công du sắp tới của Tổng thống Obama tới Brunei tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Dịp này, hai bên cũng trao đổi những vấn đề mà Mỹ có thể hợp tác, trợ giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Cần xác lập khuôn khổ đối tác mới
Theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường, trong gần 2 thập niên kể từ khi b́nh thường hóa, quan hệ 2 nước đă phát triển khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Về chính trị ngoại giao, 2 bên duy tŕ các chuyến thăm lẫn nhau và các cuộc gặp gỡ cấp cao bên lề các hội nghị quốc tế; hợp tác, phối hợp có hiệu quả trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Về kinh tế, từ năm 2005 Mỹ liên tục giữ vị trí thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với lượng hàng xuất khẩu tăng hơn 100 lần trong chưa đầy 20 năm. Hai bên cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa hai nước.
Liên quan đến việc giải quyết các hậu quả do chiến tranh để lại, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác vô điều kiện. Bên cạnh đó, Việt Nam “ghi nhận sự hỗ trợ ngày một tăng của chính phủ và các tổ chức, cá nhân của Mỹ liên quan đến việc giải quyết hậu quả chất độc da cam dioxin”.
Về vấn đề dân chủ nhân quyền, Đại sứ thừa nhận hai bên c̣n có những khác biệt song khẳng định vấn đề quan trọng là hai bên sẵn sàng trao đổi thẳng thắn để tăng cường hiểu biết, thu hẹp các khác biệt. Trên tinh thần đó, “tôi hiểu rằng trong chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, chúng ta cũng sẵn sàng trao đổi các vấn đề liên quan đến dân chủ nhân quyền, tự do tôn giáo”, Đại sứ cho biết.
Với tầm mức quan hệ hiện nay, với những tiềm năng đáng kể đang hứa hẹn phía trước, theo Đại sứ Nguyễn Quốc Cường, đă đến lúc cần xác lập khuôn khổ đối tác mới cho quan hệ Việt - Mỹ. “Chúng ta trông đợi cuộc hội đàm giữa 2 nguyên thủ sẽ xác định được khuôn khổ quan hệ mới đó”, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhận định.
Theo Người Lao Động