Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW (ngày 02/6/2005) về Chiến lược cải cách tư pháp (CCTP) đến năm 2020, sáng nay, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp khẳng định: “Các kết quả đạt được đă đóng góp thiết thực vào thành tựu chung về phát triển kinh tế - xă hội đất nước; vai tṛ của Ngành Tư pháp trong đời sống chính trị, kinh tế, xă hội ngày càng được khẳng định, vị trí Ngành Tư pháp ngày càng được củng cố, tăng cường và được tin tưởng giao thêm nhiều nhiệm vụ mới”.
|
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường phát biểu tại hội nghị |
Luôn đổi mới tư duy để hoàn thành nhiệm vụ
Báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp cũng chỉ rơ những hạn chế, tồn tại qua 8 năm Bộ Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW (NQ 49), phân tích các nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này và đưa ra những phương hướng, đề xuất cụ thể để tiếp tục triển khai công tác CCTP trong thời gian tới ngày càng đạt kết quả tốt hơn.
Cơ bản đồng t́nh với những nhận định trong báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp, đại diện TANDTC, VKSNDTC, Ban Chỉ đạo CCTP TƯ, Hội luật gia Việt Nam, Sở Tư pháp TP.HCM, tỉnh Vĩnh Phúc... cũng đă góp ư cụ thể vào những hoạt động triển khai NQ 49 của Bộ, ngành Tư pháp, tập trung vào những vướng mắc, hạn chế trong công tác THADS, xă hội hóa các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, mối quan hệ giữa công tác THADS và ṭa án, thí điểm thừa phát lại, hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Tư pháp nói riêng và cán bộ pháp luật, cán bộ có chức danh tư pháp nói chung...
Bí thư Ban Cán sự - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh, kết quả triển khai NQ 49 của Bộ Tư pháp thể hiện được sự tham gia của Bộ vào công cuộc CCTP ở 3 vai tṛ chủ chốt là chủ tŕ, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Chính phủ xây dựng, hoạch định các chính sách, thể chế, hiện thực hóa các bước CCTP; trực tiếp triển khai các nhiệm vụ CCTP trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp và tương trợ tư pháp; đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CCTP. Mặc dù chỉ đóng vai tṛ bổ trợ cho Ṭa án và hoạt động xét xử - trung tâm của CCTP nhưng khi các hoạt động bổ trợ này được triển khai nghiêm túc, hiệu quả là tác động mang tính hiệu quả, bền vững tầm chiến lược cho CCTP.
“V́ vậy, sau 8 năm triển khai NQ 49, toàn ngành Tư pháp đă có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều thách thức, khó khăn, nhất là luôn đổi mới tư duy với những vấn đề “cũ” để triển khai tốt nhất những nhiệm vụ được giao trong khả năng, thẩm quyền của ḿnh, thiết thực phục vụ quyền lợi hợp pháp của người dân, góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong thực hiện chủ trương CCTP, xây dựng NNPQ.
Với mọi sự khiêm tốn, ngành tư pháp có thể tự hào báo cáo với Chính phủ, Ban Chỉ đạo CCTP Trung ương, Bộ Chính trị và nhân dân rằng tuy c̣n một số hạn chế nhưng Ngành đă thực hiện nghiêm túc và trách nhiệm những nhiệm vụ được giao trong CCTP” – Bộ trưởng Hà Hùng Cường khẳng định.
Trọng tâm là
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật
Bộ trưởng đề nghị, trong thời gian tới, Bộ và Ngành Tư pháp cần tiếp tục thống nhất nhận thức về các chủ trương trong NQ 49 là hoàn toàn đúng đắn và làm việc với các Bộ, ngành hữu quan tạo sự thống nhất cao về các nhiệm vụ được giao trong CCTP.
Chuyển trọng tâm của CCTP giai đoạn từ nay đến 2020 từ xây dựng thể chế sang nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực thi hành án và bổ trợ tư pháp; từ giai đoạn thực hiện thí điểm sang giai đoạn phát triển, ổn định và chuẩn hóa các mô h́nh quản lư nhà nước trong lĩnh vực thi hành án, thừa phát lại, luật sư, công chứng, giám định, trợ giúp pháp lư...
Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp cũng kiến nghị Ban chỉ đạo CCTP Trung ương chỉ đạo nghiên cứu, làm rơ một số vấn đề về nghiên cứu h́nh thành thiết chế, bộ máy, nhân sự triển khai thực hiện công tác quản lư nhà nước đối với thi hành pháp luật về xử lư vi phạm hành chính; xác định rơ bản chất chấp hành, thừa hành của hoạt động thi hành án (cả h́nh sự, dân sự và hành chính) trong mối quan hệ với Ṭa án; xác định rơ vai tṛ, trách nhiệm của Ṭa án trong công tác thi hành án, nhất là THADS và hành chính; nghiên cứu, đổi mới cơ chế quản lư hành chính đối với Ṭa án; nghiên cứu mở rộng thẩm quyền tài phán của Ṭa án và việc phân định giữa thẩm quyền của cơ quan tư pháp với cơ quan hành chính trong giải quyết các vụ việc, khiếu nại hành chính.
Bên cạnh đó, cũng cần chỉ đạo kịp thời hoặc báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lư dứt điểm các vấn đề vướng mắc chung của các ngành trong việc đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, đầu tư kinh phí cho việc xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất, trang bị phương tiện làm việc cho các cơ quan tư pháp, bảo đảm thực hiện có hiệu quả các định hướng, chủ trương về CCTP trong những năm tiếp theo...
H.Giang