07-27-2013
|
#1
|
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Hết trên không, Trung-Nhật lại chạm trán trên biển
Trung Quốc cho biết, nhóm tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển mới thành lập của nước này hôm qua (26/7) đă có cuộc chạm trán với tàu tuần tra Nhật Bản ở vùng lănh hải quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
| Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản chặn một tàu của Trung Quốc ở biển Hoa Đông hồi tháng 5. |
Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc cho hay, trong cuộc đối đầu mới nhất, 4 con tàu của họ đă “tuyên bố một cách cứng rắn” với phía tàu Nhật Bản rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Nhóm tàu Trung Quốc đă yêu cầu tàu tuần tra Nhật Bản rời khỏi khu vực. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang nằm trong sự kiểm soát của Tokyo nhưng đang bị Bắc Kinh tranh chấp, đ̣i chủ quyền.
Không rơ sau hành động tuyên bố, các tàu của Trung Quốc có có thêm động thái nào hay không. Tuy nhiên, những tuyên bố chủ quyền như vậy cũng thường được tàu Nhật Bản gửi đến tàu thuyền Trung Quốc qua hệ thống loa phát thanh và điện đàm cũng như qua những tấm biển phát sáng.
Tàu thuyền đến từ các cơ quan dân sự Trung Quốc thường xuyên duy tŕ sự hiện diện cố định ở khu vực tranh chấp kể từ khi cuộc đối đầu giữa nước này với Nhật Bản nổi lên hồi tháng 9 năm ngoái sau khi Tokyo quyết định mua lại 3 trong số 5 ḥn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư từ tay một người chủ sở hữu tư nhân.
Tuy nhiên, những con tàu dân sự trên giờ đây đă được thay thế bởi các con tàu thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển vừa được thành lập hồi đầu tuần của Trung Quốc. Lực lượng này ra đời dựa trên sự sát nhập của 4 cơ quan hàng hải trước đây. Bắc Kinh tuyên bố, việc họ thành lập lực lượng bảo vệ bờ biển là để tăng cường năng lực thực thi “quyền chủ quyền”, củng cố lợi ích trong cuộc tranh giành lănh thổ và nguồn lực ngày một quyết liệt ở các khu vực ngoài khơi bờ biển phía đông và nam nước này.
Tàu của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc tuần này cũng bị phát hiện lượn lờ ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines.
Vụ chạm trán mới nhất giữa tàu thuyền Trung-Nhật diễn ra chỉ 2 ngày sau một cuộc "đối đầu" giữa chiến đấu cơ Nhật Bản với máy bay quân sự Trung Quốc ở gần khu vực tranh chấp.
Theo báo chí Nhật Bản cho biết, hôm 24/7, nước này đă phải ra lệnh cho các chiến đấu cơ của ḿnh cất cánh khẩn cấp sau khi một máy bay quân sự Trung Quốc lần đầu tiên bay qua không phận quốc tế và tiến sát gần quần đảo phía nam ngoài Thái B́nh Dương của Nhật Bản. Tokyo xem đây là một động thái thể hiện tham vọng bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Bộ Quốc pḥng Nhật Bản cho biết, một chiếc máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc đă bay qua không phận giữa đảo chính Okinawa và đảo nhỏ hơn Miyako ở phía nam Nhật Bản lúc tầm buổi trưa và sau đó đă quay trở lại biển Hoa Đông cũng bằng con đường đó. Cùng với máy bay quân sự, Trung Quốc c̣n đưa cả 4 tàu tiếp cận vào quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Nhật Bản lo ngại về hoạt động quân sự của Trung Quốc
Những động thái quân sự gần đây của Trung Quốc ở khu vực tranh chấp đă khiến Nhật Bản thực sự lo ngại. Phát biểu trên đài truyền h́nh NHK ngay hôm diễn ra cuộc “đối đầu” giữa máy bay quân sự hai nước, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori o*nodera cho biết: “Tôi tin rằng, hành động đó chứng tỏ Trung Quốc đang tiến hơn nữa trong việc bành trướng trên biển”.
Ngày hôm sau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng lên tiếng bày tỏ sự lo lắng, bất an trước các hoạt động hàng hải và quân sự của Trung Quốc ở quần đảo tranh chấp do Tokyo kiểm soát. “Đó là một hành động bất thường mà chúng tôi chưa từng chứng kiến trước đây. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dơi t́nh h́nh một cách sát sao”, Thủ tướng Abe đă nói như vậy về vụ "chạm trán" trên không giữa chiến đấu cơ Nhật và máy bay quân sự Trung Quốc trước khi ông này rời đất nước đến thăm 3 nước Malaysia, Singapore và Philippines.
Trong chuyến công du 3 nước Đông Nam Á, ông Abe có dự định bàn bạc với các nước về cách thức tăng cường hợp tác nhằm củng cố an ninh hàng hải trong khu vực. “Tôi muốn chia sẻ nhận thức về việc chúng ta cần phải tuân thủ luật pháp chứ không phải chơi theo luật dùng vũ lực”, Thủ tướng Abe phát biểu.
Trong khi đó, Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đă ra một tuyên bố bênh vực cho hành động đưa máy bay quân sự áp sát không phận Nhật Bản của họ. Chuyến bay huấn luyện đó là “một hoạt động thường niên được lên kế hoạch từ trước và không nhằm vào bất kỳ nước nào hay mục tiêu cụ thể nào. Hoạt động đó phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế”, tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Trung Quốc cho biết.
Trong gần một năm qua, Trung Quốc liên tục đưa tàu thuyền và máy bay cả dân sự và quân sự đến lượn lờ quanh vùng biển và vùng trời ở quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Các cuộc chạm trán và đối đầu giữa tàu thuyền và máy bay Trung-Nhật đă nhiều phen đẩy hai nước suưt rơi vào một cuộc đụng độ vũ trang đáng sợ.
Tokyo đang cân nhắc triển khai máy bay không người lái như Global Hawk của Mỹ đến biển Hoa Đông đồng thời tăng cường vai tṛ của lực lượng pḥng vệ ở phía tây nam Nhật Bản để giúp nước này củng cố khả năng pḥng vệ trước những hoạt động ngày một táo tợn của phía Trung Quốc ở khu vực quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những kế hoạch này sẽ được đưa vào đề xuất thay đổi chính sách quốc pḥng sắp tới của chính quyền Thủ tướng Abe.
Nếu t́nh h́nh ở biển Hoa Đông tiếp tục diễn ra như hiện nay th́ nguy cơ đối đấu quân sự giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở khu vực tranh chấp là khó tránh khỏi.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|
|
|