Việt Nam-khách hàng đáng tin cậy của vũ khí Nga
Việt Nam cần các vũ khí mới để bảo vệ đất nước và Nga luôn sẵn sàng để cung cấp máy bay, tàu ngầm, tàu chiến và cả các công nghệ quân sự.
VPK đă đăng tải bài phân tích của Nicholas Novichkov, Tổng biên tập tạp chí Arm-Tass của Nga về hợp tác thương mại quốc pḥng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian qua. Dưới đây là nội dung bài viết của ông.
Tái vũ trang quân đội Việt Nam với vũ khí Nga sẽ giúp đảm bảo an ninh quốc gia cũng như bảo vệ chủ quyền biển đảo. Theo thông tin mới nhất từ Ủy ban năng lượng Mỹ về trữ lượng khoáng sản của Việt Nam ở Biển Đông trong năm 2012, theo đó trữ lượng khí đốt khoảng 24.700 tỷ mét khối, trữ lượng dầu mỏ khoảng 4,4 tỷ thùng.
Một năm trước đó cơ quan này dự báo trữ lượng dầu mỏ của Việt Nam ở Biển Đông chỉ khoảng 600.000 thùng. Các nhà phân tích Mỹ giải thích sự khác biệt lớn về con số này so với năm trước là kết quả của các hoạt động thăm ḍ dầu khí liên tục của Việt Nam và các đối tác trong thời gian qua. Khu vực chiến lược quan trọng
Đông Nam Á đang nổi lên là khu vực phát triển kinh tế năng động nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ bất ổn bởi các tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các nước với Trung Quốc. Có một nguy cơ rất lớn trong các tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam có thể dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang.
Các khu vực đang tranh chấp đều là những vùng giàu trữ lượng dầu khí và tài nguyên khoáng sản khác. Mỗi nước đều bị đặt trong t́nh trạng khó xử, nếu họ không thực hiện các hoạt động tuần tra và bảo vệ quyền của họ đối với vùng đặc quyền kinh tế sẽ rất dễ bị mất tài nguyên thiên nhiên. Nếu gia tăng các hoạt động tuần tra rất dễ có nguy cơ dẫn đến các cuộc xung đột. Trong bối cảnh đó các quốc gia đều cố gắng t́m mua các hệ thống vũ khí hiện đại.
Biển Đông là khu vực có vai tṛ chiến lược rất quan trọng đối với châu Á-Thái B́nh Dương, nơi đây có nhiều tuyến đường biển quốc tế chiến lược vận chuyển dầu mỏ từ vịnh Ba Tư cũng như các hàng hóa khác đi khắp thế giới. T́nh h́nh tại biển Đông cũng đả trở thành một phần rất quan trọng trong chiến lược tái cân bằng châu Á của Washington.Trong t́nh h́nh căng thẳng đó đă thúc đẩy Hà Nội gia tăng chi tiêu cho quốc pḥng. Theo đánh giá của bộ phận phân tích tăng trưởng quốc pḥng của Jane Defence Weekly, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong giai đoạn từ 2013-2017.
Điều đó cho phép duy tŕ mức chi tiêu quốc pḥng ở mức cần thiết, trong những năm gần đây Hà Nội đang duy tŕ mức ngân sách quốc pḥng hàng năm khoảng 3%, những năm tới có thể tăng lên 5%. Theo dự báo của Jane’s ngân sách quốc pḥng Việt Nam giai đoạn 2013-2017 sẽ tăng khoảng 30% từ 3,8-4,9 tỷ USD.
Để thực hiện chính sách hiện đại hóa quân đội, Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Điều này đă được minh chứng bằng việc Việt Nam là 1 trong 5 nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga.
Nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm quốc pḥng của Nga
Hợp tác quốc pḥng Việt-Nga dự báo sẽ có bước tăng trưởng đáng kể sau chuyến thăm đến Việt Nam của Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu vào tháng 3/2013 vừa qua. Trong cuộc hội đàm với người đồng cấp, Đại tướng Phùng Quang Thanh, hai bên đă nhấn mạnh tiếp tục thúc đẩy hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước và Việt Nam sẽ tiếp tục mua vũ khí hiện đại từ Nga.
Trong cuộc họp giữa Ủy ban hợp tác kỹ thuật quân sự liên chính phủ Việt-Nga lần thứ 14, hai bên tiếp tục khẳng định chính sách tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự cũng như mở rộng hơn nữa các thỏa thuận đă có trước đó. Điều đó cho thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là 1 trong 5 nước mua vũ khí nhiều nhất của Nga.
Trong một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đă mở rộng đáng kể phi đội máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga và trở thành quốc gia có phi đội Sukhoi hùng hậu nhất Đông Nam Á. Hợp đồng mua máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên được kư kết vào năm 1994 bao gồm 4 chiếc Su-27SK và 2 chiếc Su-27UBK, công tác giao hàng được thực hiện trong năm 1995-1996. Hợp đồng mua Su-27 thứ 2 được kư kết vào năm 1996 bao gồm 2 Su-27SK và 4 Su-27UBK, việc giao hàng được thực hiện vào năm 1997-1998.
Năm 2003 Việt Nam kư hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 việc giao hàng được thực hiện trong năm 2004. Trong năm 2009 Việt Nam tiếp tục kư hợp đồng mua 8 chiếc Su-30MK2V,giao hàng trong giai đoạn 2010-2011. Hợp đồng mua máy bay lớn nhất được thực hiện trong năm 2010 với việc mua 12 chiếc Su-30MK2V, việc giao hàng được thực hiện trong giai đoạn 2011-2012. Hiện nay Việt Nam là khách hàng tiềm năng lớn của tiêm kích tối tân Su-35, khách hàng đầu tiên của Su-35 là Trung Quốc, tiếp theo có thể là Việt Nam. Nga-Trung đang đi đến giai đoạn cuối của việc thương thảo hợp đồng mua bán 24 chiếc tiêm kích Su-35.
Trong trường hợp Trung Quốc mua Su-35, Việt Nam cần tăng cường năng lực của không quân để đối phó với các thách thức mới. Hà Nội sẽ cần mua khoảng 24 chiếc tiêm kích Su-35 để duy tŕ khả năng đảm bảo không phận.
Đặc biệt, Việt Nam đă kư hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel hiện đại Kilo 636 cùng với việc xây dựng cơ sở neo đậu, dịch vụ hậu cần, trung tâm huấn luyện. Các tàu ngầm Kilo của Việt Nam là biến thể mạnh nhất của gia đ́nh Kilo xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài.
Việt Nam cũng đă kư hợp đồng mua đợt thứ 2 tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 dự kiến giao hàng trong năm 2016-2017. Ngoài các hợp đồng mua vũ khí, phía Nga c̣n giúp đỡ chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đóng mới các tàu tên lửa cao tốc tại Việt Nam.
Hợp đồng mua 10 tàu tên lửa cao tốc Đề án 1241.8 Molniya trong đó có 2 chiếc được đóng mới tại Nga số c̣n lại được đóng tại Việt Nam theo giấy phép từ nhà máy đóng tàu Vympel. Tổng công ty tên lửa chiến thuật Nga cũng đang hợp tác chuyển giao công nghệ để sản xuất tên lửa chống hạm Kh-35 Uran E tại Việt Nam.
Tổng công ty máy bay Irkut đang hợp tác cùng với Hiệp hội hàng không vũ trụ Việt Nam để sản xuất UAV dựa trên cơ sở của UAV Irkut-200. Ngoài ra, Việt Nam c̣n mở rộng hợp tác kỹ thuật quân sự với một số nước như CH Séc, Ba Lan, Ukraine, Belarus cùng một số nước phương Tây. Tuy nhiên, 90% lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam là từ Nga và con số này sẽ tiếp tục duy tŕ trong thời gian tới.
TM
|