Là lănh đạo trẻ tuổi của Triều Tiên, Kim Jong Un không một ḿnh điều hành toàn bộ đất nước. Sát cánh với vị lănh đạo này là một nhóm các nhân vật cốt cán khác trong chính quyền cùng chia sẻ quyền lực.
Những nhân vật trụ cột dưới đây trong bộ máy chính quyền Triều Tiên đóng vai tṛ rất thầm lặng khi điều hành đất nước.
Người đàn ông sau 'ngai vàng'
Tướng Jang Sung-taek (trái) bắt tay cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Quốc gia - Tướng Jang Sung-taek lănh đạo cơ quan có mọi quyền hành đối với quân đội. Điều này khiến ông trở thành vị lănh đạo có ảnh hưởng lớn thứ hai trên khắp đất nước. Kim Jong Un chính là cấp trên trực tiếp của ông này, giữ vị trí chủ tịch.
Vị tướng bốn sao này là một trong số những gương mặt có nhiều kinh nghiệm nhất trong guồng máy của lănh đạo Kim Jong Un. Ông Jang vươn lên vị trí nổi bật từ những năm 1980-1990 với mối quan hệ sâu sắc với cố chủ tịch Kim Jong Il. Nhiều nguồn tin cho rằng ông Jang là người 'nhiếp chính' khi sức khỏe của vị chủ tịch xấu đi.
Ông Jang cũng chính là hôn phu của cô của lănh đạo Kim Jong Un.
Người cô quyền lực
Tướng Kim Kyong-hui (người phụ nữ đứng giữa)
Người vợ của tướng Jang cũng chính là người phụ nữ quyền lực nhất Triều Tiên - tướng Kim Kyong-hui. Bà Kim là con gái của người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Bà từng theo học tại Moscow. Là người rất sôi nổi và thực tế, bà Kim được biết tới với khả năng vận dụng tầm ảnh hưởng trong gia đ́nh và cũng là một người hậu thuẫn cho chính quyền.
Trong những năm 1980, bà đă quản lư văn pḥng chịu trách nhiệm về kinh doanh vũ khí.
Bà Kim đóng vai tṛ là nhân vật cấp cao nhất trong Đảng Lao động Triều Tiên, tham gia vào hoạch định chính sách nhà nước.
Kim Kyong-hui cũng là người mở hăng bánh mỳ kẹp thịt đầu tiên (theo kiểu phương Tây) tại Triều Tiên vào năm 2010. Hiện có nhiều nguồn tin nghi ngại về sức khỏe của người phụ nữ 67 tuổi này.
Người được bảo trợ
Ông Choe Ryong-hae (bên phải)
Cặp đôi quyền lực nhất Triều Tiên Jang và Kim đang là cố vấn cho một chính trị gia đang nổi khác, đó là Phó Nguyên soái Choe Ryong-hae. Ông Choe đang nắm giữ hai vị trí chủ chốt trong đảng, khiến ông vừa có thể gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng, vừa nắm các vấn đề quốc pḥng.
Một số nhà phân tích ngờ vực khả năng ông Choe có ai đó 'chống lưng' trong các cuộc tranh giành quyền lực trong bộ máy lănh đạo và chỉ ra việc ông này thiếu các kinh nghiệm chiến trường so với những vị lănh đạo quân đội khác.
Bề dày thành tích trận mạc được cho là một trong những điều kiện tiên quyết cho thành công tại Triều Tiên (tuy nhiên, các chuyên gia đang tranh căi rằng điều này trở nên ít quan trọng hơn dưới thời lănh đạo Kim Jong Un).
Các nhà quan sát cũng cho rằng ông Choe có khả năng trụ lại lâu hơn so với nhiều người nghĩ. Năm ngoái, ông bị hạ một cấp nhưng lại được thăng chức cao hơn rất nhiều chỉ vài tháng sau đó.
Các chuyên gia cũng cho rằng cặp đôi quyền lực của Triều Tiên đă giữ ông Choe như một mối liên kết về mặt thế hệ đối với vị lănh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un.
Nhân vật cứng rắn
Tướng Kim Kyok-sik (bên phải)
Vị tướng từng nhận nhiều huy chương Kim Kyok-sik được cho là nhân vật theo đường lối cứng rắn tại Triều Tiên. Ông từng tham gia phục vụ tại Syria hồi những năm 1970. Gần đây nhất, ông từng nắm giữ vị trí Bộ trưởng Quốc pḥng.
Ông Kim gần đây đă có những đà thăng tiến mới. Năm 2010, ông được cho là người đă tiến hành vụ nă pháo vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc.
Hồi đầu năm 2013, ông Kim đóng vai tṛ đáng kể trong cuộc khủng hoảng tại bán đảo Triều Tiên. Hồi tháng Hai, Liên Hợp Quốc ban hành một loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào B́nh Nhưỡng sau khi quốc gia này tiến hành thử hạt nhân và phóng tên lửa. Đáp lại, Triều Tiên liên tục đe dọa chiến tranh và tổ chức tập trận rầm rộ song song với các cuộc tập trận của Washington và Seoul.
Tháng 5/2013, ông Kim bất ngờ thôi đảm nhiệm chức vụ, nhưng sau đó lại trở lại với tư cách Tham mưu trưởng quân đội Triều Tiên, nắm giữ quyền hạn rộng hơn trong quân đội.
Nhà cải cách
Ông Pak Pong-ju (đứng giữa)
Pak Pong-ju là một trong số rất ít nhà cải cách có ảnh hưởng rộng lớn trong bộ máy chính trị Triều Tiên. Tháng 4/2013, doanh nhân Pak đă đảm nhận vị trí Thủ tướng chính phủ. Ông được cho là người có quan điểm tiến bộ.
Là Thủ tướng, ông Pak quan tâm đặc biệt tới kinh tế. Thậm chí, nhiều người Triều Tiên lưu vong ở Seoul c̣n nói rằng họ lạc quan về các chính sách cũng như cách hành xử của ông Pak. Họ nói rằng ông là người rất khiêm nhường, một doanh nhân tự tay gây dựng sự nghiệp.
Giữa những năm 2000, ông Pak đă có những nỗ lực lớn trong vai tṛ Thủ tướng. Ông đă nới lỏng hệ thống phân phối thực phẩm như một cách để cải thiện t́nh h́nh thiếu lương thực và cho phép các doanh nghiệp nhà nước quyền tự quyết nhiều hơn. Đó là những biện pháp mà ông Pak tiến hành để thúc đẩy theo hướng mở cửa thị trường nhiều hơn.
Những cải cách như vậy không kéo dài được lâu. Năm 2007, ông Pak đă bị thôi chức.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người ngỡ ngàng là ông Pak lại có một cơ hội nữa trong chính quyền Triều Tiên hiện nay.
Lê Thu (theo GP)