Nếu những văn bản như xóa đăng kư thường trú với người đi tù hoặc người xuất cảnh từ hai năm trở lên, chỉ được bày bán thịt bảo quản ở nhiệt độ thường trong ṿng 8 giờ… được coi là những văn bản mang tên “lú lẫn” th́ gần đây, một số cơ quan c̣n đề xuất những văn bản lấn sân, lạm quyền mang tên… “ngộ nghĩnh”!.
Cách đây không lâu, ư tưởng đề xuất qui định nhà báo phải cung cấp nguồn thông tin cho thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp đă gặp sự phản ứng mạnh mẽ từ phía Hội Nhà báo, các nhà báo và đông đảo quần chúng nhân dân th́ gần đây, TAND lại đề xuất qui định xử phạt nhà báo đưa tin sai sự thật.
Cụ thể, Điều 25 Dự thảo Pháp lệnh xử lư các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của TAND qui định: “1.Cảnh cáo đối với hành vi đưa tin sai sự thật về việc giải quyết vụ việc của Toà án. 2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nếu có t́nh tiết tăng nặng quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này hoặc đă bị cảnh cáo về hành vi đó mà c̣n vi phạm”.
Đây là qui định lấn sân, lạm quyền, tự cho ḿnh những đặc quyền, đặc lợi.
Nói lấn sân, lạm quyền v́ tất cả mọi hoạt động báo chí được điều chỉnh bởi Luật Báo chí mà Quốc hội đă thông qua. Xử lư hành vi “đưa tin sai sự thật” như thế nào đă được Luật Báo chí qui định, cụ thể: “Báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân th́ phải cải chính và xin lỗi hoặc đăng, phát sóng lời cải chính của tổ chức, công dân... – Điều 9”. Khoản 1 Điều 28 của Luật này c̣n khẳng định: “... Cơ quan báo chí, công dân thông tin gây thiệt hại cho tổ chức, công dân khác th́ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự”.
Như vậy là Luật báo chí đă qui định rất rơ ràng, cụ thể.
Về mặt tổ chức, Nhà báo và các cơ quan báo chí Việt Nam hoạt động dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua Ban Tuyên giáo và chịu sự quản lư Nhà nước của Bộ TT-TT. Về tổ chức xă hội, hầu hết các nhà báo đều là hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Do đó, Luật báo chí và những văn bản dưới Luật được xây dựng, thực hiện thông qua các cơ quan này.
Chả lẽ với ba cơ quan trên không đủ tŕnh độ, năng lực hay sao mà phải “lo” hộ?
Tất nhiên là không phải như thế mà nguyên nhân sâu xa có thể có hai lư do: Hoặc là sự hiểu biết non kém nhưng cũng có thể với mục đích tăng nhiều quyền lực và có lợi cho ngành ḿnh.
Đưa ra đề xuất này, họ không hiểu hoặc cố t́nh không hiểu báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và diễn đàn của nhân dân. Hoạt động của báo chí là hoạt động theo luật và các công uớc quốc tế mà Việt Nam đă kư kết tham gia…
Từ những sự việc trên c̣n bộc lộ một kẽ hở trong khâu xây dựng luật, đó là bộ ngành nào th́ trực tiếp xây dựng luật cho bộ ngành đó, nên khó tránh khỏi bị chi phối bởi tư tưởng lợi ích nhóm.
Có lẽ chính v́ vậy, trong Dự thảo Hiến pháp sử đổi đă đề xuất thành lập Hội đồng bảo hiến. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết từ cuộc sống bởi đề cao tính thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền năng tối thượng của Hiến pháp là nhiệm vụ hàng đầu của cả hệ thống chính trị.
Trở lại với Dự thảo của TAND, có thể nói đây là một đề xuất lấn sân, lạm quyền, khiến dư luận có thể hiểu lầm là TAND coi thường các cơ quan quản lư trong lĩnh vực này đồng thời bắt nạt báo chí – một “diễn đàn của nhân dân” như qui định trong Luật báo chí sửa đổi 1999. Một ư tưởng quả là… “ngộ nghĩnh”.
Giả sử các bộ ngành đều có ư tưởng tương tự th́ khi đó, tất cả các bộ ngành đều có quyền phạt các nhà báo và cơ quan báo chí trừ… Bộ Thông tin – Truyền thông!
Càng “ngộ nghĩnh” hơn, tác giả của những ư tưởng này lại là hai cơ quan hành pháp và tư pháp.
V́ vậy, hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng nếu TAND tŕnh đề xuất trên, Quốc hội sẽ bác bỏ, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
(Dân trí)