Triều Tiên lần đầu tiên đối đầu với một đối thủ lợi hại ở Seoul và có nguy cơ hai miền cắt đứt mối liên hệ cuối cùng.
Từ tháng 4 đến nay, Triều Tiên “giả điếc” trước đề nghị của Hàn Quốc và khiến cho Khu công nghiệp Kaesong - biểu tượng cuối cùng của mối quan hệ liên Triều - không mở lại được.
|
Khu công nghiệp Kaesong có nguy cơ bị đóng cửa vĩnh viễn.
|
Báo Le Figaro số ra ngày 5/8 đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, qua bài viết “Seoul và B́nh Nhưỡng bên bờ vực cắt đứt liên hệ”.
Theo báo Le Figaro, sau 6 lần hội đàm căng thẳng, B́nh Nhưỡng từ chối những điều kiện mới từ phía Hàn Quốc nhằm mở lại hoạt động của Khu công nghiệp Kaesong. Tổng thống Park Guen Hye yêu cầu phía Triều Tiên cam kết không bao giờ đ́nh chỉ việc sản xuất trong tương lai v́ các lư do chính trị như chủ tịch Kim Jong-un từng làm vào tháng Tư vừa qua, khi hai bên lo sơ tán công nhân v́ căng thẳng với Mỹ dâng cao.
Thương lượng lần này thất bại có thể khiến cho Seoul thông báo đóng cửa chính thức Khu công nghiệp Kaesong, gây thiệt hại cho các chủ doanh nghiệp, khi họ chịu tổn hại đến một tỷ USD đă để lại máy móc tại khu công nghiệp. Cách giải quyết khá “rắn” lần này một lần nữa cho thấy mức độ nghiêm trọng trong quan hệ liên Triều, xóa đi “cầu nối” cuối cùng từ năm 2000.
Để tránh phải chịu trách nhiệm về quyết định khá nghiêm trọng này và giữ một lối mở cho đàm phán, Seoul có thể lựa chọn một giải pháp ít cực đoan hơn là cắt nước và điện c cấp cho Khu công nghiệp Kaesong.
Sự kiên quyết của Tổng thống Park Geun-hye làm rối loạn chiến lược của chủ tịch Kim Jong-un, người đă đưa ra chính sách ngoại giao phá vỡ thế cô lập sau cuộc khủng hoảng mùa xuân vừa rồi. Một chuyên gia đại học Dongseo tại Busan nhận định: “Họ (ban lănh đạo Triều Tiên) cảm thấy ngạc nhiên v́ chiến lược thường dùng là chia rẽ ư kiến công chúng Hàn Quốc không c̣n tác dụng nữa. Đa số dân chúng bây giờ lại ủng hộ thái độ cứng rắn của bà Park ».
|
Đóng cửa Khu công nghiệp Kaesong khiến cho Triều Tiên mất "con gà đẻ trứng vàng" và phải nuôi 52.000 lao động bị thất nghiệp.
|
Ngoài giá trị mang tính biểu tượng, B́nh Nhưỡng c̣n phải trả một cái giá đắt về vật chất và chính trị khi đóng cửa Khu công nghiệp Kaesong, v́ Triều Tiên đang thiếu nguồn tài chính. Từ nay, Triều Tiên phải nuôi 52.000 công nhân thất nghiệp, khi đóng cửa Khu công nghiệp Kaesong vốn mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước.
Văn B́nh (theo Le Figaro)