Nhiều học giả nghiên cứu văn học dân gian thế giới cho rằng, trong nhiều câu chuyện cổ tích như Lọ lem, Cô bé quàng khăn đỏ, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn… có chứa đựng t́nh tiết rùng rợn như ăn thịt người, giết hại trẻ em.
Truyện “Cô bé quàng khăn đỏ”
Thế giới cổ tích trong “Truyện cổ Grimm” thường được các bậc cha mẹ tin tưởng đọc cho con ḿnh trước khi đi ngủ. Tuy vậy, nhiều học giả nghiên cứu văn học dân gian cho rằng thế giới cổ tích trong “Truyện cổ Grimm” chứa đựng cả những nội dung dễ làm tổn thương tâm hồn trẻ với những chi tiết rùng rợn như ăn thịt người, giết hại trẻ em…
Trong suốt 200 năm qua, “Truyện cổ Grimm” đă được tái bản rất nhiều lần và được coi là chuẩn mực của truyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Tuy vậy, đằng sau tít sách nghe có vẻ “an toàn” như vậy c̣n ẩn chứa cái nền đen tối về bạo lực, với những chuyện giết chóc, ăn thịt người, những mưu mô quỷ quyệt…
Hai anh em nhà Grimm – Jacob và Wilhelm Grimm từng sinh sống tại thị trấn Kassel, Đức. Họ học chuyên ngành luật và ngôn ngữ học, đă cùng nhau viết hơn 150 truyện cổ tích.
Có nhiều truyện của anh em nhà Grimm đă dần dần bị lăng quên nhưng có nhiều truyện vẫn c̣n được thiếu nhi thế giới yêu thích cho tới tận hôm nay, chẳng hạn như Cô bé quàng khăn đỏ, Cô bé lọ lem, Hansel và Gretel, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn…
Những truyện cổ tích này có sức sống lâu bền vĩnh cửu, chúng đă ăn sâu bám rễ vào nền văn học thiếu nhi của nhiều quốc gia, được chuyển thể thành những bộ phim hoạt h́nh và phim ngắn.
Ngoài ra, các tiểu thuyết gia cũng thường sáng tạo lại những tác phẩm này để tạo thành những tác phẩm mới hơn, thú vị và bất ngờ hơn cho thiếu nhi. Những nhân vật trong “Truyện cổ Grim” vẫn tiếp tục bước vào những cuốn truyện tranh hiện đại, trở thành đề tài truyền cảm hứng sáng tác cho nhiều tác phẩm mới.
Như vậy, tầm ảnh hưởng của “Truyện cổ Grimm” đối với tuổi thơ trên khắp thế giới là rất lớn. Tuy vậy, nếu tin rằng “Truyện cổ Grimm” chỉ phản ánh những nội dung dễ thương, bay bổng dành cho thiếu nhi th́ hoàn toàn thiếu chính xác.
Thực tế tác phẩm nổi tiếng này không ngọt ngào và “cổ tích” như người ta vẫn tưởng. Giáo sư chuyên nghiên cứu về văn học dân gian Đức – Maria Tatar đến từ trường Đại học Harvard khẳng định:
“Những câu truyện này thực tế chứa đựng khá nhiều yếu tố bạo lực. Ví dụ như trong truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, mẹ kế của Bạch Tuyết đă đ̣i ăn tim của Bạch Tuyết. Khi đó, Bạch Tuyết c̣n là một cô gái bé nhỏ nhưng đă bị người thợ săn đưa vào rừng và bỏ lại trong đó. Tất cả những chi tiết này nếu nghiền ngẫm kỹ sẽ thấy chúng thật quá đáng sợ đối với một đứa trẻ”.
H́nh ảnh minh họa cho truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn”
Hay như chi tiết nguyên gốc – người mẹ kế độc ác của nàng Bạch Tuyết về sau buộc phải nhảy nhót cho tới lúc chết v́ kiệt sức trong đôi giày sắt nung nóng đỏ là một chi tiết rất không nhân văn. Chi tiết này thường bị “lờ đi” hoặc được thay đổi cho nhân đạo hơn trong những lần tái bản sau.
Liệu việc nhân vật chính diện “từ đó sống hạnh phúc măi măi” có nhất thiết phải song hành với việc nhân vật phản diện bị tra tấn cực h́nh đến vậy? Trong truyện Cô bé lọ lem, những cô em độc ác của Lọ Lem c̣n phải cắt bớt gót chân và các ngón chân đi để có thể xỏ vừa chân vào chiếc giày thủy tinh. Đó đều là những chi tiết quá rùng rợn, không phù hợp với tâm hồn non nớt của trẻ.
Thực tế, nếu các bậc phụ huynh dành thời gian để cùng con đọc từng câu chuyện trong những tuyển tập truyện cổ tích sẽ thấy có khá nhiều chi tiết không phù hợp với trẻ. V́ vậy, truyện cổ tích – một nhánh văn học rất được thiếu nhi yêu thích hóa ra cũng không hoàn toàn vô hại như ta vẫn tưởng…
(BDT)