Kyodo News Nhật Bản cho biết, trong khi "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC, Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động chi phối thực tế (bành trướng) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và băi cạn Scarborough.
Lính hải quân Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 12/8 dẫn nguồn tin hăng Kyodo News Nhật Bản cho biết, trong khi "tham vấn" với ASEAN về bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông COC, Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động chi phối thực tế (bành trướng) ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và băi cạn Scarborough.
Kyodo dẫn tài liệu cho biết hiện nay có tất cả 53 điểm đảo, băi đá, băi ngầm và rặng san hô trong quần đảo Trường Sa đang do các bên tranh chấp phái quân đồn trú, trong đó Trung Quốc chiếm đóng (phi pháp) 9 điểm và đang t́m cách tiếp tục mở rộng phạm vi chiếm đóng.
C̣n lại, Việt Nam đang kiểm soát 29 điểm, Philippines 9 điểm, Malaysia 5 điểm, Brunei 1 điểm. Hải quân Trung Quốc đang t́m cách nâng cao năng lực khống chế (trái phép) Biển Đông.
Tuy nhiên Kyodo News cũng trích dẫn tài liệu cho biết chi phí Bắc Kinh rót cho hải quân quá ít so với tham vọng. Hiện tại hải quân Mỹ chiếm 1/3 tổng chi phí quân sự, con số này của Nhật Bản là 1/4.
Tính theo tỉ trọng hải quân trong các quân binh chủng chủ lực, hải quân Mỹ chiếm 40%, Nhật Bản chiếm 17% trong khi Trung Quốc chưa đến 10%. Bắc Kinh đă nh́n thấy điều này và trong thời gian tới nó sẽ tiếp tục rót tiền cho hải quân, trong đó tập trung vào các lực lượng hoạt động và kiểm soát trái phép ở Biển Đông.
Trong một động thái khác có liên quan, hôm nay 12/8 tờ New York Times nhận định, Trung Quốc đang thổi bùng lên những xung đột ở Biển Đông với những tuyên bố chủ quyền quá rộng (vô lư và phi pháp) và những cuộc đối đầu trên các khu vực tranh chấp (quần đảo Trường Sa, băi cạn Scarborough) nhiều hơn bất cứ các quốc gia nào khác.
Để giảm bớt căng thẳng trên Biển Đông, New York Times cho rằng Trung Quốc cần phải giảm bớt yêu sách (vô lư và phi pháp) của nó ở Biển Đông trước khi theo đuổi chủ trương "gác tranh chấp cùng khai thác".
Hiện tại chính quyền Tổng thống Obama đă và đang tham gia ngày càng sâu vào châu Á - Thái B́nh Dương và liên tục kêu gọi thúc đẩy đàm phán, kư kết COC.
3 quan chức cao cấp nhất trong nội các ông Obama gồm Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc pḥng Chuck Hagel đều lên tiếng kêu gọi thúc đẩy tiến tŕnh đàm phán, kư kết COC.
Hồng Thủy
Giaoducvn