Những đứa trẻ chỉ mới vài tuổi bị đánh đập cho tới chết bởi chính những người thân cận nhất, thậm chí do những người đă sinh ra các em, đă làm đau ḷng tất cả những ai biết chuyện. Hai chuyện sau đây xảy ra ở nước Anh, đang làm cho người Anh đau đáu chuyện cải tiến pháp luật để ngăn chặn kịp thời những cái chết thương tâm cho trẻ em.
|
Bé Daniel Pelka đă bị mẹ và cha dượng hành hạ đến chết |
Daniel Pelka: Bị bỏ đói, đầu độc, nhấn nước
Ngày 1/8/2013, ṭa án ở Birmingham (Anh) đă kêu án hai kẻ giết bé Daniel Pelka, sinh năm 2008. Đứng trước vành móng ngựa là Magdalena Luczak (27 tuổi), và Mariusz Krezolek (34 tuổi). Luczak chính là mẹ ruột, c̣n Krezolek là cha dượng của đứa bé.
Cảnh sát thu thập được nhiều chứng cứ về việc cặp đôi hành hạ đứa bé: Điện thoại di động lưu giữ tin nhắn hai người gửi cho nhau, lời khai và báo cáo của các giáo viên dạy đứa bé, lời khai của bác sĩ, kết quả khám nghiệm tử khi sau khi đứa bé chết, kết quả khám nhà cặp đôi bị cáo…
Ṭa tính thời điểm cặp đôi bắt đầu hành hạ đứa bé một cách có hệ thống là vào tháng 1/2011. Khi ấy đứa bé bị găy tay, vô cùng đau đớn, nhưng cặp đôi đă không đưa con tới bệnh viện chữa trị. Măi hôm sau, khi cơn đau của cháu tăng nhiều hơn, cháu mới được đưa đi gặp bác sĩ.
Ṭa tin rằng chính cha dượng gây thương tích cho Daniel, nhưng bà mẹ si t́nh chẳng những không tố cáo, mà c̣n nói dối để bao che cho người t́nh. Những hành động tàn ác khác của cặp đôi đối với đứa bé được ṭa kể tiếp. Trong một tin nhắn gửi người t́nh, người mẹ đứa bé khoe rằng ḿnh đă d́m đứa con trong bồn tắm chứa nước lạnh cho đến khi cháu bất tỉnh và bảo sẽ làm như vậy nữa sau khi cháu tỉnh lại.
Đứa bé bị bỏ đói đến nỗi gầy trơ xương. Bác sĩ mô tả cháu giống như người bị giam trong trại tập trung của Đức Quốc xă thời Thế chiến thứ hai. Ở trường, bé lấy thức ăn của bạn, hay lục thùng rác để t́m cái ăn v́ quá đói. Đă vậy bà mẹ độc ác c̣n cấm các cô giáo không được cho cháu ăn ǵ ngoài thức ăn cháu mang theo v́ cháu bị chứng rối loạn tiêu hóa?.
Ở nhà, cháu thường bị tọng muối vào miệng. Cảnh sát nói rằng cặp đôi cố t́nh đầu độc đứa bé v́ chúng đă lên mạng t́m kiếm thông tin về cách đầu độc bằng muối.
Khi không hành hạ, cặp đôi này lại giam bé trong một căn buồng nhỏ xíu, hôi hám, không có giường, cửa khóa bên ngoài, không một khe hở, kể cả lỗ khóa cũng đă bị bịt kín. Tấm nệm đứa bé nằm đầy vết nước tiểu, cho thấy bé bị nhốt, không được vào nhà vệ sinh, phải tiểu ngay tại chỗ.
Bị đánh đập là chuyện thường xảy ra với đứa bé. Cô giáo của cháu báo cáo thường thấy các vết bầm trên mắt, mặt và thân thể cháu; nhưng người mẹ nói dối về nguyên nhân gây ra các vết bầm đó nên nhà trường không truy xét. Cuối cùng, những cú đánh mạnh vào đầu đă khiến đứa bé bị chấn thương nặng.
Người mẹ điện thoại báo nhà trường rằng con ḿnh bị cảm, phải nghỉ học. Thay v́ gọi xe cấp cứu, cặp đôi này để cháu nằm trong căn buồng hôi hám liên tục 33 tiếng đồng hồ. Chúng không gọi xe cứu thương v́ sợ sẽ bị hạch hỏi về các vết thương. Chúng vẫn sinh hoạt b́nh thường, thậm chí quan hệ trong khi đứa bé nằm bất động.
Măi hai ngày sau khi đứa bé bị thương, người mẹ phát hiện con đă ngừng thở, mới gọi cấp cứu. Tới bệnh viện, bác sĩ cho biết bệnh nhân đă chết ngày 3/3/2012, sau 13 tháng bị hành hạ. Cũng theo bác sĩ, nếu được cứu chữa sớm, đứa bé đă không phải chết.
Pháp y cho biết thân xác nhỏ bé của đứa bé có 36 thương tích, gồm những vết thương chí mạng trên đầu. Ṭa tin rằng cha dượng đă đánh vào đầu đứa bé. Đối tượng này có nhiều tiền án tiền sự ở Anh mà chưa bị trục xuất, cũng đang bị truy nă ở Ba Lan. Cặp đôi này c̣n dính tới rượu và ma túy.
Mọi người tỏ ra hài ḷng với bản án dành cho cặp đôi độc ác: Tù chung thân cho tội cố sát, mỗi bị cáo phải ở tù ít nhất 30 năm mới được xem xét thả ra hay không .
Bé Peter Connelly: Hơn 50 vết thương sau khi chết
Cái chết của đứa bé xấu số nêu trên rất giống với cái chết của bé Peter Connelly ở Luân Đôn. Đứa bé sinh tháng 3/2006, con của Tracey Connelly. Tháng 11/2006, chỉ tám tháng sau khi cháu ra đời, mẹ cháu đưa người t́nh Steven Baker về sống chung nhà.
Về sau c̣n có Jason Owen, người anh em của Baker, dẫn cô bồ tới ở chung. Kể từ đó cháu bé chưa tṛn một tuổi bị hành hạ, đánh đập cho tới khi chết lúc chỉ mới 17 tháng tuổi.
|
Bé Peter Connelly bị mẹ, người t́nh của mẹ và kẻ sống cùng nhà gây ra 50 vết thương trước khi qua đời. |
Tháng 12/2006, chỉ một tháng sau khi Baker về ở chung, một bác sĩ đa khoa phát hiện vết bầm ở mặt và ngực bé. Do vậy đứa bé được đưa sang ở với một gia đ́nh khác, c̣n bà mẹ bị bắt.
Tháng 1/2007, đứa bé quay về sống với mẹ, bốn tháng sau phải nhập viện v́ bị thương ở đầu và vài nơi trên cơ thể. Ngày 1/8/2007 là ngày định mệnh. Đứa bé tái nhập viện và một ngày sau qua đời. Khám nghiệm tử thi, bác sĩ thấy bệnh nhi bị găy lưng, găy xương sườn, bị đấm găy răng, phải nuốt một chiếc răng vào bụng, và nhiều vết thương khác, tổng cộng hơn 50 thương tích trên người.
Cảnh sát bắt bà mẹ, bồ của mẹ và đối tượng Jason Owen. Chúng bị buộc tội “gây ra cái chết, hay cho phép xảy ra cái chết của một đứa trẻ”.
Ṭa không buộc cặp đôi tội giết người v́ không đủ bằng chứng, nhưng buộc “cha dượng hờ” . Tháng 5/2009, ṭa xử đối tượng này án tù chung thân , ở tù 10 năm mới được xét thả ra.
Liên quan tới cái chết của đứa bé, bị cáo này bị kêu án 12 năm tù. Đối tượng thi hành hai án tù cùng lúc nên rốt cuộc chỉ ở tù 12 năm là có thể được xét thả ra. Mẹ của đứa bé th́ bị giữ “vô thời hạn” cho tới khi nào được xem là không c̣n nguy hiểm cho công chúng và cho trẻ em, nhưng tối thiểu phải ở tù 5 năm trước khi được xét thả. Bị cáo thứ 3 tham gia hành hạ đứa trẻ cũng bị tù “vô thời hạn”, tối thiểu là ba năm. Dư luận cho rằng các mức án trên là quá nhẹ.
Tại Anh, Luật trẻ em và người trẻ ra đời năm 1933, tuy đă 80 năm tuổi, có nhiều quy định lỗi thời nhưng vẫn c̣n hiệu lực. Luật này được áp dụng để xử phạt người có những hành vi tấn công, đối xử tàn nhẫn, bỏ bê không cung cấp đủ thức ăn, quần áo, thuốc chữa bệnh, bỏ rơi một đứa trẻ, hay đặt đứa trẻ vào t́nh thế bị nguy hiểm, tổn thương sức khỏe. H́nh phạt tối đa luật này quy định là 10 năm tù.
Sau hai cái chết thương tâm nêu trên, các nhà lập pháp và các nhà hoạt động bảo vệ trẻ em đ̣i sửa luật hiện hành. Theo phân tích của những người này, luật đă bỏ sót một số h́nh thức bỏ bê trẻ em, ví dụ không quan tâm đến tổn thương tâm lư của trẻ em, vốn có ảnh hưởng lâu dài đối với sự phát triển của trẻ em, như khiến các em học hành kém, phát triển thể chất kém và gặp rắc rối với các vấn đề về cảm xúc hay cách cư xử...
Luật hiện hành chỉ cho phép can thiệp khi đứa bé bị thương tích. V́ thế nhiều người có trách nhiệm bảo vệ trẻ em đă không thể hành động sớm mặc dù họ biết các em bị đối xử tệ.
Một vài từ ngữ trong luật ban hành năm 1933 cũng không c̣n được dùng trong thời đại hiện nay. Luật cũng không thể bảo vệ những trẻ em bị chính cha hay mẹ của ḿnh muốn làm hại. Một số đề nghị sửa đổi luật đă gửi tới Quốc hội Anh.
Theo
Xa lộ pháp luật