Bất chấp những trở ngại ngoại giao và các đ̣n thù kinh tế từ phía Trung Quốc, Philippines vẫn quyết định đi nước cờ hẹp nhằm đưa “đường lưỡi ḅ” phi pháp ra ánh sáng công lư. Đây được coi là bước tạo đà pháp lư cho các quốc gia ASEAN tranh chấp chủ quyền trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh.
Ảnh minh họa: Diplomat
Chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Trường nghiên cứu quốc tế Singapore Sam Bateman từng nhận định: “Quyết định kiện Trung Quốc lên Ṭa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) là một cử chỉ mạnh dạn của Philippines. Nếu Bắc Kinh từ chối, rất có thể họ sẽ phải đối mặt với sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Do đó, đây là cách mà Manila “t́m kiếm lợi thế” trong các tranh chấp”.
Như đă đề cập ở các kỳ trước, dù kịch bản trên Biển Đông sẽ diễn ra theo chiều hướng có lợi cho bên nào, th́ ít nhất vụ kiện của Philippines đă, đang và tiếp tục đưa những luận điệu mờ ám về “đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc ra ánh sáng công lư. Đây có thể trở thành một tiền lệ để các quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền trên khu vực đoàn kết lại để vạch trần những luận điệu phi lư của Bắc Kinh về các khái niệm mơ hồ về chủ quyền.
Xét về nguyên tắc, một phán quyết của ṭa án quốc tế chỉ ràng buộc các bên tranh chấp tham gia vụ kiện. Điều đó có nghĩa, nếu không tham gia vào vụ kiện mà Philippines khởi xướng, các phán quyết này sẽ không có giá trị đối với các quốc gia c̣n lại trong ASEAN hay các tranh chấp trên Biển Đông mà các nước này cũng là một bên liên quan.
Một phiên làm việc của ITLOS. Ảnh: ITLOS
Nhưng xét ở một góc độ khác, toàn bộ các phán quyết được đưa ra bởi ITLOS – một ṭa án quốc tế uy tín của Liên Hợp Quốc sẽ là lời giải thích rơ ràng nhất cho các quy định của luật pháp và mang giá trị tham khảo nhằm củng cố các quy tắc về mặt pháp lư trên khu vực. Và đây sẽ là luận cứ có ích khi ASEAN bước vào bàn đàm phán với Trung Quốc nhằm giải quyết tranh chấp lănh hải.
Không chỉ vậy, vụ kiện của Philippines có thể đă trở thành tác nhân quan trọng buộc Trung Quốc phải lộ diện bộ mặt quân sự bành trướng trên Biển Đông gấp rút hơn thay v́ những hoạt động lấn biển dưới lốt dân sự. Trong đó, cột mốc đáng ngại nhất là hoạt động bất thường của Hạm đội Nam hải tại Băi ngầm James, điểm chót cuối cùng của đường lưỡi ḅ, chỉ cách Malaysia hơn 80km vào tháng 3/2013. Nh́n ngược về trước đó 1 năm, vào tháng 4/2012, sau khi đụng độ với Philippines tại băi Scarborough, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc đă liên tục tạo các “sự kiện” nhằm đánh dấu chủ quyền. Như vậy, những thông điệp hăm dọa trên Biển Đông đă được chuyển hóa thành hành động công khai, trắng trợn, tạo nên một loạt các cuộc đụng độ có tiếng súng nhằm đe dọa ngư dân các nước trong khu vực.
Động thái tập trận tại điểm chót của đường lưỡi ḅ đă cho thấy sự uy hiếp của Trung Quốc. Ảnh: Press TV
Nếu như vào tháng 6/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn đối thoại Shangri-la đă có thông điệp cẩn trọng về hiện tượng “đ̣i hỏi phi lư, những hành động trái với luật pháp quốc tế, mang tính áp đặt và chính trị cường quyền” tại Biển Đông th́ vào tháng 7/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị CISIS đă chính thức lên tiếng phản đối “đường lưỡi ḅ” phi lư của Trung Quốc. Ngay sau đó, đầu tháng 8 vừa qua trong cuộc cuộc gặp gỡ lần thứ 7 của Ủy ban hỗn hợp Hợp tác song phương Philippines - Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh đă bày tỏ sự đồng thuận với Ngoại trưởng Albert del Rosario về một thái độ dứt khoát không hợp tác khai thác dầu khí với Trung Quốc trong vùng tranh chấp chừng nào Bắc Kinh c̣n tuyên bố chủ quyền bao trùm, tờ Phil Star đưa tin. Sự kiện này diễn ra gần như song song với chuyến công du của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Ở cấp chuyên gia, trong một phát ngôn đột phá trên tờ GDVN, Tiến sỹ Trần Công Trục - nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ lần đầu tiên đă khẳng định rành mạch, Việt Nam có đủ tư cách khởi kiện Trung Quốc khi cũng là một thành viên của UNCLOS, có quyền lợi trực tiếp tại Biển Đông mà không ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc.
Theo ông Trục, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ pháp lư, một phần để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, phần khác nhằm bác bỏ những tuyên bố, yêu sách vô lư từ Trung Quốc, là điều cần thiết và cần được tiến hành ngay. Trong đó, vị nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ đề ra 3 kịch bản. Một là Việt Nam và Philippines cùng kiện Trung Quốc đang áp dụng và giải thích sai UNCLOS, xâm hại lợi ích của quốc gia ven Biển Đông. Hai là, Việt Nam sẽ khởi kiện độc lập. Cuối cùng là, v́ một lư do nào đó, Việt Nam sẽ im lặng. Nếu lựa chọn sự im lặng, điều này đồng nghĩa với việc mặc nhiên thừa nhận với hành động hiện tại của Trung Quốc, gây bất lợi trên bàn đàm phán sau này. Và phương án 1, đoàn kết cùng Philippines là lựa chọn tốt nhất, bởi đó là một việc làm văn minh, đúng luật không hề làm phức tạp vấn đề hay quốc tế hóa vấn đề như phía Trung Quốc vẫn tuyên truyền, ông Trần Công Trục phân tích.
Và đây chính là thời điểm để các cơ quan chức năng nắm lấy cơ hội bảo vệ chủ quyền thông qua con đường đấu tranh pháp lư. Bởi như theo nhận định tương tự của Giáo sư Simon Chesterman thuộc khoa Luật, Đại học Quốc gia Singapore với kinh nghiệm chứng kiến các cuộc tranh chấp lănh thổ giữa Campuchia và Thái Lan, “cuộc chiến” giữa các luật sư sẽ luôn tốt hơn giữa các người lính!
Nguồn: Chí Đăng/ Songmoi