Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 09-07-2013   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,018
Thanks: 11
Thanked 13,367 Times in 10,674 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Sự thật về Thác Bản Giốc: ai là người nhận thức sai lầm?

Ngày 3-9-2013 vừa qua, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đă đăng bài “Sự thật về Thác Bản Giốc và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”[1], thực ra là một bài phỏng vấn ông Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên Trưởng ban Biên giới chính phủ, người trực tiếp tham gia đàm phán hoạch định biên giới Việt Nam – Trung Quốc nói chung, khu vực Thác Bản Giốc nói riêng) do phóng viên Hồng Thủy thực hiện.

V́ bài phỏng vấn nhằm vào cá nhân tôi và bài viết của tôi nhan đề “Sự thật về Thác Bản Giốc”[2], tôi thấy cần phải làm rơ một số điểm được nêu trong bài phỏng vấn, nhằm tránh sự hiểu lầm cho người đọc.

1) Bài phỏng vấn được mở đầu như sau: “Thời gian gần đây một số hăng truyền thông phương Tây và các trang mạng xă hội đăng tải bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh, trong đó có những nhận định và quy chụp hết sức chủ quan khi cho rằng Việt Nam đă bán đất cho Trung Quốc khiến dư luận có nhiều ư kiến khác nhau, trong đó nhiều người vẫn cảm thấy mơ hồ khi nhắc tới địa danh này”.

Ngay từ lời giới thiệu này, Ṭa soạn báo Giáo dục Việt Nam đă tỏ ra không ṣng phẳng và thể hiện sự “quy chụp”.

Trước hết, nói “thời gian gần đây” là không đúng sự thật. Bài viết của tôi hoàn thành xong đă gửi đăng trên một số trang mạng vào thượng tuần tháng 2 năm 2012 (trên trang Bauxite Vietnam là vào hai ngày 10 và 11-2-2012). Ngoài ra c̣n có nhiều trang mạng khác đă đăng lại, nhưng chậm nhất cũng chỉ trong tháng 3 năm 2012, như vậy là đă một năm rưỡi.

Khi rút ngắn thời gian một năm rưỡi bằng cụm từ “thời gian gần đây”, cả ṭa soạn báo lẫn phóng viên Hồng Thủy đă cùng với ông Trần Công Trục t́m cách gán ghép bài viết của tôi với một sự kiện nóng hổi mới xảy ra gần đây. Đó là việc ông Sam Rainsy – lănh đạo đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia, đang tố cáo phía Việt Nam lấy đất của Kampuchea. Đây là một dụng ư không tử tế nhằm đánh lạc hướng dư luận. Bởi v́ bất cứ ai đọc kỹ các bài viết của tôi đều thấy rơ giữa quan niệm của tôi và quan niệm của ông Sam Rainsy, không có ǵ giống nhau. Điểm căn bản là ở chỗ: ông Sam Rainsy là một nhà chính trị, đứng đầu một đảng chính trị ở nước láng giềng, muốn lấy ḷng cử tri nên kích động tinh thần dân tộc hẹp ḥi, c̣n tôi tuy luôn luôn bàn đến chính trị, nhưng lại không liên quan đến một đảng chính trị nào, v́ thế không có động cơ phe phái. Hơn thế nữa, tôi cũng không liên quan ǵ đến cái mà ông Tiến sĩ Trần Công Trục gọi là “quan niệm về chủ quyền lịch sử”, nghĩa là “ngày xưa cha ông ta ở đâu th́ đất đó là của Việt Nam”. Hăy đọc kỹ các bài viết của tôi về vấn đề biên giới Việt-Trung. Bất cứ bài nào cũng chỉ nhằm để bảo vệ “đường biên giới lịch sử” đă tồn tại từ khi có các công ước Pháp-Thanh vào cuối thế kỷ 19. Mà đường biên giới lịch sử này th́ chính các tiền bối của ông Tiến sĩ Trần Công Trục trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong ngành ngoại giao cũng đă từng coi là căn cứ quan trọng nhất trong các cuộc đàm phán với phía Trung Quốc.

Tôi xin phép trích dẫn một đoạn văn trong cuốn “bị vong lục” (memorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979 để làm rơ vấn đề:

“Lập trường của Chính phủ nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă được nêu rơ trong Công hàm ngày 2 tháng 3 năm 1979 gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc: những người cầm quyền Trung Quốc đă gây chiến tranh xâm lược Việt Nam th́ họ phải vĩnh viễn chấm dứt xâm lược; phải rút ngay, rút hết, rút không điều kiện quân đội của họ về phía bên kia đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đă thoả thuận; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam.

Ngày 6 tháng 3 năm 1979, phía Việt Nam đă tuyên bố:

“Nếu Trung Quốc thật sự rút toàn bộ quân của họ khỏi lănh thổ Việt Nam như họ đă tuyên bố, th́ sau khi quân Trung Quốc rút hết về bên kia đường biên giới lịch sử đă được hai bên thoả thuận tôn trọng, phía Việt Nam sẵn sàng đàm phán ngay với phía Trung Quốc ở cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao về việc khôi phục quan hệ b́nh thường giữa hai nước. Địa điểm và thời gian sẽ do hai bên thoả thuận.”

Nếu những người cầm quyền Trung Quốc tiếp tục chính sách xâm lược chống Việt Nam th́ quân và dân Việt Nam sẽ dùng quyền tự vệ thiêng liêng, kiên quyết chiến đấu chống xâm lược để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà b́nh ở Đông Nam Á và trên thế giới.

Nhân dân Việt Nam quyết tiếp tục làm hết sức ḿnh ǵn giữ t́nh hữu nghị truyền thống với nhân dân Trung Quốc. Chính phủ nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam kiên quyết đ̣i nhà cầm quyền Trung Quốc:

[1] Vĩnh viễn chấm dứt xâm lược, phải rút ngay, rút không điều kiện quân đội của họ về nước; chấm dứt mọi hành động tội ác đối với nhân dân Việt Nam; triệt để tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam; tôn trọng đường biên giới do lịch sử để lại như hai bên đă thoả thuận; phải chấm dứt ngay việc dời cột mốc biên giới và những hành động khác nhằm thay đổi đường biên giới đó.

[2] Cùng phía Việt Nam sớm mở cuộc thương lượng nêu trong Công hàm ngày 15 tháng 3 năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhằm đem lại hoà b́nh và ổn định ở vùng biên giới giữa hai nước, khôi phục quan hệ b́nh thường giữa hai nước.”[3]

“Đường biên giới lịch sử” mà văn bản này nói đến chính là đường biên giới được hoạch định bởi các công ước Pháp-Thanh kư hồi cuối thế kỷ 19.

2) Ngay trong lời giới thiệu bài phỏng vấn cũng như trong câu hỏi của phóng viên, câu trả lời của ông Tiến sĩ Trần Công Trục, đều có những sự xuyên tạc đầy ác ư nhằm kích động người đọc nghĩ xấu về tôi. Xin dẫn chứng một số ví dụ sau:

“- PV: Quay lại câu chuyện tài liệu “Sự thật thác Bản Giốc” của ông Mai Thái Lĩnh đưa ra các tài liệu lịch sử, chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng toàn bộ ngọn thác này thuộc chủ quyền của Việt Nam và quy kết các nhà đàm phán, lănh đạo Việt Nam đă nhân nhượng vô nguyên tắc, bán đất cho TQ. […]”

- “Câu chuyện về Sam Rainsy và một số nhóm chính trị đối lập tại Campuchia viện dẫn những quan điểm sai trái về chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử để đưa ra những tuyên bố vô lư về vấn đề chủ quyền, gây rối loạn xă hội Campuchia, chia rẽ quan hệ Campuchia – Việt Nam. Điều này không khác ǵ hiện nay trong dư luận đang sử dụng yếu tố lịch sử để lật lại vấn đề đàm phán biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc và tung tin các nhà đàm phán Việt Nam, lănh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” (Trích lời ông Trần Công Trục).

Đây là điều bịa đặt nhằm mục đích kích động dư luận. Trong toàn bộ bài viết của tôi, tuyệt nhiên không có chỗ nào nói “lănh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc.” Chỉ có một đoạn như sau liên quan đến chữ “bán”: “Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất th́ hoàn toàn vô lư. Pháp lư lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc.” Nhưng câu này không phải là lời của tôi, mà chỉ là câu trích dẫn lời nói của ông Lê Công Phụng – nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

3) Ông Trần Công Trục nói: “Công ước Pháp – Thanh 1887 và Công ước Pháp – Thanh bổ sung 1895 cùng các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo được công ước trên xác nhận và quy định mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán các khu vực có tranh chấp về chủ quyền. Tất cả các tài liệu, chứng cứ lịch sử như bản đồ, thư tịch, sách giáo khoa, bưu ảnh, ghi chép cá nhân nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên đều không được chấp nhận, kể cả là ta hay TQ.”

Đúng là một số tài liệu tôi nêu ra chỉ là tài liệu dùng để tham khảo, không phải là căn cứ pháp lư. Nhưng nêu những tài liệu đó là điều cần thiết để chứng minh một sự thật: ít nhất là từ khi nhà Thanh và người Pháp kư các công ước về biên giới vào cuối thế kỷ 19 cho đến khi có hiệp định 1999, toàn bộ Thác Bản Giốc vẫn thuộc về nước ta.

Mặc dù ông Trục khoe rằng “đă đọc kỹ bài viết này của ông Mai Thái Lĩnh”, trong thực tế ông đă không đọc kỹ bài viết đó. V́ vậy ông đă không nhận ra “những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lư”. Trong phần kết luận, tôi đă viết như sau:

“Trước hết, về căn cứ pháp lư để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc pḥng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn P̣ Thoong và một phần Thác Bản Giốc, [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn P̣ Thoong vào thập niên 1960, [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn P̣ Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.”

Và tôi đă đặt câu hỏi: “… tại sao các nhà lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng đă bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?”.

Nếu ông Trục không coi đây là những bằng chứng lịch sử có giá trị pháp lư th́ ông phải nói rơ lư do, chứ không nên lờ đi, v́ các bằng chứng này có liên quan đến chính quyền mà ông Trục phục vụ, và cả Đảng Cộng sản Việt Nam – mà ông Trục là một thành viên.

4) Ông Trần Công Trục luôn mồm rao giảng về sự khác nhau giữa một bên là “chủ quyền lịch sử, bằng chứng lịch sử, quan điểm lịch sử” và bên kia là “các chứng lư lịch sử có giá trị pháp lư trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lănh thổ theo luật pháp quốc tế”. Tự coi ḿnh là người am hiểu và nắm vững vấn đề hơn người khác, ông luôn mồm chê bai người khác là “nhầm lẫn”, là “nhận thức hạn chế”, v.v. và v.v.

V́ vậy, tôi thấy cần nhấn mạnh đến “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lư” trích từ cuốn Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc xuất bản năm 1979, mục II (T́nh h́nh Trung Quốc lấn chiếm lănh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay), nói về việc “nhà cầm quyền Trung Quốc đă lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt Nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế”:

“[3] Đơn phương xây dựng các công tŕnh ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đă tự tiện mở rộng xây dựng các công tŕnh để từng bước xâm lấn đất.

Tại khu vực mốc 53 (xă Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đă công nhận sự thật đó. Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đă huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố pḥng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lănh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đă rồi, xâm phạm lănh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn P̣ Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.” (tr. 11-12)

“[7] Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.

Năm 1955-1956, Việt Nam đă nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng ḷng tin của Việt Nam, họ đă sửa kư hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đă sửa kư hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong.” (trang 14)

Đề nghị ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho biết: những hồ sơ nêu trên có phải là “những chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lư” hay không?

Riêng tôi th́ tin rằng khi viết những ḍng chữ này trong bản “bị vong lục” năm 1979, Bộ Ngoại giao do cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch[4] lănh đạo đă có sẵn những chứng cứ pháp lư cụ thể kèm theo. Nếu ông Trần Công Trục thật sự có “tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định và phát triển đất nước” th́ ông nên đề nghị ông đương kim Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh mở kho lưu trữ để công bố các hồ sơ nêu trên cho toàn dân biết. Trong các hồ sơ đó, dĩ nhiên có cả những bản đồ chi tiết về cột mốc 53, về cồn P̣ Thoong, v.v… – nhất là chứng cứ về việc Trung Quốc đă sửa bản đồ tỷ lệ 1/100.000 như thế nào nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn P̣ Thoong”.

Cũng cần nhấn mạnh đến ư kiến của ông Tiến sĩ Trần Công Trục cho rằng chỉ có “các văn kiện, bản đồ hoạch định cắm mốc kèm theo” hai công ước Pháp-Thanh và được hai công ước ấy “xác nhận và quy định” mới được xem xét là có giá trị khi đưa ra đàm phán, c̣n tất cả các chứng cứ khác (kể cả bản đồ) “nằm ngoài phạm vi của 2 bản Công ước trên” đều không được chấp nhận. Theo tôi, một khi đă chấp nhận điều kiện này, ông Trục và những người tham gia đàm phán về phía Việt Nam đă rơi vào bẫy của phía Trung Quốc.

V́ sao? Vào cuối thế kỷ 19, khi kư kết các công ước giữa Pháp và nhà Thanh, tŕnh độ kỹ thuật chưa cho phép người ta vẽ bản đồ với độ chính xác cao, nhất là chưa có tọa độ địa lư. V́ vậy nếu chỉ dựa vào những bản vẽ ấy, không thể xác định được chính xác các cột mốc biên giới. Chính phía Trung Quốc cũng biết rơ như thế cho nên họ mới t́m cách “sửa bản đồ”, “dời cột mốc”, và sau khi đă kư được hiệp định 1999, hoàn thành việc cắm mốc, họ đă vội vàng dỡ bỏ mọi cột mốc lịch sử để “phi tang”, xóa dấu tích nhằm che giấu những việc làm ám muội của họ.

V́ thế, cần phải căn cứ vào các tài liệu – nhất là bản đồ của thời Pháp thuộc, để xác định đường biên giới Pháp-Thanh đă được thể hiện rơ ràng trên thực tế. Cho đến nay, các nhà ngoại giao tham gia đàm phán (kể cả ông Trần Công Trục) đều cố t́nh lờ đi hai tài liệu quan trọng: bản đồ gốc tỷ lệ 1/100.000 (tức là bản đồ do người Pháp in trước năm 1954) và bản đồ in lại đă bị Trung Quốc sửa chữa. Chính sự mờ ám đó khiến cho nhân dân hoài nghi vào “ḷng yêu nước”, “tính trung thực” của những người tham gia đàm phán hiệp định biên giới Việt-Trung, chứ không phải là do những bài viết của tôi và các nhà nghiên cứu khác.

Điều mà các bài viết của tôi nhắm tới chính là “đường biên giới do lịch sử để lại” mà bản “bị vong lục” năm 1979 đă nhiều lần nhắc tới. Đường biên giới lịch sử ấy chính là đường biên giới do các công ước Pháp-Thanh quy định vào cuối thế kỷ 19. Đường biên giới lịch sử ấy có thật sự được tôn trọng hay không? Hiệp định biên giới trên bộ năm 1999 có bảo đảm được “đường biên giới lịch sử” ấy hay không? Đó mới thật sự là điều những người Việt Nam yêu nước băn khoăn, lo nghĩ.

V́ vậy, không thể đánh lận con đen, quy tôi vào quan niệm “chủ quyền lịch sử” theo kiểu của Ṭa soạn báo Giáo dục Việt Nam và ông Tiến sĩ Trần Công Trục. Tôi đâu có đ̣i lại đất Quảng Tây hay Quảng Đông mà bảo tôi “nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử”?

Cuối cùng, tôi đọc được câu sau đây trên trang mạng Giáo dục Việt Nam – cơ quan ngôn luận của “Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập”: “Mọi ư kiến nhận xét, phản biện về các nội dung trong bài viết trên tinh thần tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia, dân tộc và có lợi cho việc ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định và phát triển đất nước, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam sẵn sàng đăng tải. Tiến sĩ Trần Công Trục sẵn sàng trao đổi để làm rơ những thắc mắc, nghi vấn xung quanh vấn đề này.”

Dựa trên tinh thần đó, tôi chính thức đề nghị báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết này cùng với toàn văn bài viết “Sự thật về Thác Bản Giốc” bên cạnh bài trả lời phỏng vấn của ông Trần Công Trục để độc giả tiện so sánh, đánh giá, phản biện.

Đà Lạt ngày 5-9-2013

Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

.................... ........


[1] “Sự thật về Thác Bản Giốc” và nhận thức sai lầm về chủ quyền lịch sử, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Thứ ba 3-9-2013:
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Su-that...h-su/315145.gd

[2] Mai Thái Lĩnh, Sự thật về Thác Bản Giốc, Bauxite Vietnam 10 và 11-2-2012:
http://boxitvn.blogspot.co.uk/2012/0...-ban-gioc.html
http://boxitvn.blogspot.co.uk/2012/0...n-gioc_11.html

[3] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội 1979, trang 34-36. Những đoạn gạch dưới là do tôi nhấn mạnh (MTL).

[4] Theo Wikipedia bản tiếng Việt, ông Nguyễn Cơ Thạch (tên thật là Phạm Văn Cương) là thân sinh của ông Phạm B́nh Minh – Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay.

Nguồn: Mai Thái Lĩnh/ Bauxite Việt Nam
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	500_thumb.jpg
Views:	7
Size:	34.5 KB
ID:	513717
Old 09-07-2013   #2
mb508
Banned
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 320
Thanks: 17
Thanked 13 Times in 10 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 0
mb508 Reputation Uy Tín Level 1
Default

cái bằng Tiến sĩ của thằng chó Trần Công Trục này mua ở chợ trời ; nói đừng buồn chứ phần nhiều bằng cấp tiến sĩ ; thạc sĩ ; cử nhân được cấp phát bởi chính phủ việt cộng nếu đem ra nước ngoài chỉ để chùi đít thôi chứ đâu có được nước nào công nhận
mb508_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:29.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09930 seconds with 14 queries