Hồ sơ Syria vẫn tiếp tục làm hao tốn giấy mực trên các báo Pháp sáng nay 09/09/2013. Hầu hết các nhật báo đều chạy tít lớn trên trang nhất. « Đánh Syria : tuần lễ quyết định » tựa trên Le Figaro. « Syria : Obama và Hollande, trước sự hoài nghi của công luận » đầu đề của Le Monde.
Nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng « Syria : Pháp và Hoa Kỳ thoát khỏi sự cô lập ». « Áp lực của Hoa Kỳ cho các cú tấn công tại Syria » tít nhận định trên nhật báo công giáo La Croix. Nhật báo cộng sản L’Humanité có vẻ phản bác hơn qua hàng tựa « Syria : John Kerry và Laurent Fabius, cuộc vận động của những ‘kẻ chủ chiến’ ». Riêng nhật báo thiên tả Libération tỏ ra hoài nghi « Syria : cuộc chiến miễn cưỡng ».
Một cuộc biểu t́nh tại San Francisco chống việc Hoa Kỳ tấn công Syria - REUTERS /S. Lam |
Sau nhiều ngày chạy ngược chạy xuôi vận động cộng đồng quốc tế, cuối cùng th́ liên minh Pháp-Mỹ cũng đạt được một sự ủng hộ « khiêm tốn » từ « một số nước, ít nhất với hai con số » theo như loan báo của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trong buổi họp báo chung với người đồng nhiệp Pháp, nhân chuyến ghé ngang Paris hôm thứ bảy 07/9.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tỏ ra rất tự tin trước năng lực quân sự của Paris. Ông nhấn mạnh, Pháp và Hoa Kỳ « không đ̣i hỏi các nước phải tham gia về phương diện quân sự lẫn vật chất ». Liên minh này chỉ cần sự ủng hộ trên b́nh diên chính trị.
Khó khăn hiện nay của hai tổng thống Barack Obama và François Hollande là phải trực diện với công luận trong nước ngày càng phản đối chiến dịch tham chiến tại Syria. Theo một kết quả thăm ḍ do Ifof thực hiện cho nhật báo thiên hữu Le Figaro công bố hôm thứ Bảy 07/9 vừa qua, tại Pháp, 64% số người được hỏi đều chống lại giải pháp can thiệp quân sự vào Syria và 68% dân số chống lại việc Pháp tham chiến.
Tương tự cho tổng thống Obama, các báo cho rằng ông khó có thể mà chiến thắng được công luận. Một thăm ḍ do đài truyền h́nh CNN thực hiện cho thấy chỉ có 24 dân biểu trên tổng số 123 tại Hạ viện là bỏ phiếu ủng hộ chiến dịch này. C̣n trong dân chúng, số người chống can thiệp quân sự lên đến 51%.
Cũng như người dân, các báo Pháp có cái nh́n không mấy hồ hởi như hai vị ngoại trưởng. Hầu hết các tờ báo đều tỏ ra ngờ vực về hiệu quả và tác động của chiến dịch quân sự tấn công Syria. Bài xă luận trên Le Figaro đánh giá hành động can thiệp là « một cuộc chiến miễn cưỡng ». Tờ báo tự hỏi « Cuộc chiến ngoài ư muốn này mang lại điều ǵ ? ». Nếu như là chỉ để cứu văn sĩ diện cho hai ông Obama và François Hollande, liều thuốc c̣n tệ hại hơn cả căn bệnh.
« Trừng phạt » Assad bằng cách dội bom vài văn pḥng Bộ và vài căn cứ quân sự, trong khi đó, một điều chắc chắn là chế độ Damas đă có đủ thời gian thực hiện chiến lược « vườn không nhà trống ». Do đó, chiến dịch can thiệp không những chẳng thay đổi được ǵ nhiều cho cục diện chiến tranh, mà c̣n không tạo ra chút ấn tượng nào đối với Iran. Nhất là cần phải cẩn thận với những hệ quả để lại : quốc tế hóa xung đột Syria, điều đó sẽ không thể nào chấm dứt sau ba ngày oanh kích.
Cùng một quan điểm, Libération tỏ ra ngờ vực hơn. Bài xă luận của tờ báo xem ông Obama như là một « chiến binh bất đắc dĩ ». Tác giả bài viết cho rằng Syria trở thành một cuộc chiến tranh không ai mong muốn. Ngay cả hai vị tổng thống cũng không mong muốn có cuộc chiến này. Hơn bao giờ hết, ông Obama miễn cưỡng làm chiến binh.
Sự phân vân đă làm suy yếu đi vị thế của ông (và vô h́nh chung luôn cả vị thế của đồng minh Pháp của ḿnh). Sự lưỡng lự của tổng thống Mỹ làm trỗi dậy nhiều tiếng nói phản đối đó đây, từ cánh tả trong đảng dân chủ chống chiến tranh một cách thụ động cho đến phe cộng ḥa, vốn dĩ muốn mở rộng cuộc chiến và thậm chí đi đến lật đổ cả Assad. Cuối cùng bài viết trích lại một câu nhận định của bà Kathleen Parker, một nhà xă luận nổi tiếng của tờ Washington Post cho rằng Hoa Kỳ phải có thái độ rơ ràng « đánh hay là không, chứ đừng nói là chỉ ‘đánh chút xíu’ ».
Cùng một giọng điệu, bài xă luận của nhật báo công giáo La Croix cho rằng cuộc chiến tại Syria vẫn chưa c̣n lộ diện rơ. Cho đến giờ, Washington vẫn chỉ dám tuyên bố là các cuộc tấn công « ngắn và có mục tiêu ». Như vậy, cuộc chiến này bắt đầu với những mục tiêu « hú họa », ngoài tính chính đáng, mơ hồ về mục đích và hoàn toàn mù mịt về kết quả mong đợi. Một khi được khởi động, hệ quả có thể có cũng sẽ giống như là sau khi can thiệp quân sự vào Libya sẽ khó tái lập được nền an ninh đất nước.
Về phần ḿnh, nhật báo cộng sản L’Humanité hoàn toàn phản bác cuộc chiến. Tờ báo tự hỏi « làm sao tin được là một cuộc phiêu lưu quân sự dưới sự điều hành của Hoa Kỳ có thể sẽ giải quyết được t́nh trạng hiện nay, có nguy cơ làm bùng nổ cả khu vực mà chẳng ai được lợi ǵ ? ».
Minh Anh,rfi