Trong chùa Thầy có 3 pho tượng diễn tả ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong đó, có một pho tượng có thể đứng lên ngồi xuống.
Từ Đạo Hạnh (1072-1116) tục gọi là đức thánh Láng, là một thiền sư nổi tiếng Việt Nam thời nhà Lư. Cuộc đời ông được ghi lại dưới nhiều màu sắc huyền thoại.Tương truyền ông tên là Lộ, con của quan đô sát Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan. Do Từ Vinh bị giết bởi một pháp sư có tên là Đại Điên, Từ Lộ đă đi tu luyện phép thuật và giết được Đại Điên để trả thù cho cha. Sau đó, ông đi vân du khắp nơi để học đạo và cứu nhân độ thế và cuối cùng viên tịch tại chùa Thầy, núi Sài Sơn.
Sinh thời, Từ Đạo Hạnh có phép thuật, có tài y thuật, ông thường ở cạnh người dân, gần người dân, giúp những kiếp nạn. Trong các truyền thuyết về ông, tài y thuật được tác giả dân gian nhắc thoát khỏi rất đến nhiều lần: “Đạo pháp của ông ngày càng cao, khiến được các chi, các thú đến đầy trước mặt để sai bảo. Dân ở quanh vùng ấy hễ có bệnh tật đến xin bùa đều được khỏi luôn; lấy đạo giúp đời, mọi người đều được nhờ ơn”.Không chỉ giúp dân chữa bệnh, đem lại cuộc sống yên vui cho nhân dân, ông c̣n giúp vua Lư (Lư Nhân Tông) trừng trị lại Đại Điên, khi ấy vua Lư chưa có con nên Đại Điên “muốn đầu sinh vào cửa nhà vua để báo thù”. Trước hành động “dùng tà thuật, làm hoặc người ta đă nhiều” Từ Đạo Hạnh “sao tôi nỡ ngồi nh́n mà không cứu, để nó làm càn bậy hay sao?”. V́ vậy, Từ Đạo Hạnh đă rat ay trường trị Đại Điên. Ở kiếp sau, Từ Đạo Hạnh đầu thai làm vua Lư Thần Tông, trở thành một vị vua hiền, nhiều lần đại xá cho tội nhân và giảm thuế cho dân chúng.
Trước công trạng độ thế giúp đời của ông, dân chúng lập đền thờ ông tại chùa Thiên Phúc (nay thuộc xă Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội), tục gọi là chùa Thầy.
Trong chùa Thầy có 3 pho tượng diễn tả ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chính giữa là tượng thiền sư đă thành Phật, đội mũ hoa sen, tay chắp trước ngực, khoác áo vóc vàng. Tượng đặt trên bệ đá quư chạm hoa sen, chim thần, rồng uốn khúc, hoa lá cách điệu. Bên phải là tượng thiền sư sau khi đầu thai trở thành vua Lư Thần Tông. Tượng đầu đội mũ b́nh thiên, ḿnh khoác long bào, ngồi trên ngai vàng. Bên trái là tượng toàn thân thiền sư bằng gỗ bạch đàn chân tay có chốt khớp cử động được.
Khi xưa, tương truyền mỗi lần mở khám th́ tượng từ từ đứng dậy, đóng cửa, tượng lại từ từ ngồi xuống. Điều này làm tăng khả năng thiêng hóa của bức tượng. Cũng là sự khác biệt của bức tượng so với các bức tượng khác.
Về sau Cao Xuân Dục, tuần phủ Sơn Tây (1841 – 1923) có bàn với các bô lăo trong xă: “Thánh th́ không phải chào người phàm, để ngài phải đứng dậy mỗi lần mở cửa th́ chúng ta thất lễ”. Từ đó, mới cắt dây máy và tượng ngồi luôn. Bấy giờ, nếu có người nâng tượng vẫn đứng lên ngồi xuống và duỗi chân duỗi tay được.Pho tượng bây giờ không c̣n đứng lên ngồi xuống nữa, mà yên vị phía bên trái của 3 pho tượng trong chùa Cả. Thế nhưng, mỗi khi du khách tới văn cảnh thắp hương tại chùa đều thành kính trước công trạng của Thánh Láng – người đă độ thế giúp đời, mang lại cuộc sống b́nh an cho nhân dân.
tm